Bài viết này đánh giá vai trò của thể chế đối với phát triển du lịch (PTDL) của địa phương cấp tỉnh theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch và du khách đều cho rằng, thể chế đóng vai trò rất quan trọng, mang tính chất quyết định đối với PTDL theo hướng bền vững. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của thể chế đối với hoạt động kinh doanh du lịch địa phương.
Phát triển du lịch (PTDL) theo hướng bền vững đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết này được thực hiện nhằm tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến PTDL theo hướng bền vững, trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL theo hướng bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhờ sự đa dạng văn hóa, phong cảnh đẹp, nhiều kỳ quan di sản thế giới. Tuy nhiên, hoạt động du lịch vùng ĐBSCL chưa phát huy được hết tiềm năng, chưa được khai thác một cách hiệu quả và tương xứng. Dựa trên phương pháp phân tích hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính của 371 mẫu khảo sát với chuyên gia và doanh nghiệp lữ hành, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố tác động đến Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) vùng ĐBSCL. Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách phát triển du lịch cho các tỉnh ĐBSCL theo hướng BVMT phù hợp với đặc thù của địa phương trong thời gian tới.
Bình luận