Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (+2,3%); Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,24 tỷ USD (+6,2%); Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (+9,5%); Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,6 tỷ USD (+16,3%).

Trong 8 tháng đầu năm 2018, bốn thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc chiếm thị phần 22,8% (tăng 3,8% giá trị), Mỹ thị phần 17,7% (+7,7%), Nhật Bản thị phần 9% (+6,4%) và Hàn Quốc chiếm thị phần 6,9% (+30,4%).

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 10 tháng đầu năm đạt gần 33 tỷ USD

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng khá (+2,3%), trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, hạt điều, rau quả, sản phẩm từ cao su có giá trị tăng cao so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,5 tỷ USD (+14,1%), rau quả đạt 3,3 tỷ USD (+15,5%), trong đó quả đạt 2,7 triệu USD (+11,1%). Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,57 triệu tấn (+21,3%); cao su đạt 1,2 triệu tấn (+13,8%); hồ tiêu đạt 207 nghìn tấn (+8%).

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt hơn 22,3 triệu USD (tăng hơn 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 89,6 triệu USD (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017).

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2018 ước đạt 873 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7,24 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018, chiếm 54,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Anh (+20,3), Thái Lan (+16,9%), Hà Lan (+15,8%), Hàn Quốc (+13,1%), Úc (+12,7%) và Đức (10,6%).

Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tiếp tục tăng mạnh, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,6 tỷ USD, tăng 16,3%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 276 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 10 tháng đầu năm 2018 là gạo (tăng 1,7% về khối lượng và 14,1% về giá trị), rau quả (tăng 15,5% giá trị XK), các loại lâm sản chính (tăng 16,3%), thủy sản (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017).

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh: ASEAN (giá trị đạt 3,2 tỷ USD, tăng 34,4%); Hàn Quốc (đạt 2 tỷ USD, tăng 30,4%), Trung Quốc (giá trị đạt 6,6 tỷ USD, tăng 3,8%); Mỹ (đạt 5,2 tỷ USD, tăng 7,7%), Nhật Bản (đạt 2,6 tỷ USD, tăng 6,4% so với 9 tháng năm 2017).

Về nhập khẩu. Tháng 10/2018, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 25,72 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu của mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm là lớn nhất đạt 2,89 tỷ USD, tiếp đến là mặt hàng bông các loại với giá trị nhập khẩu đạt 2,37 tỷ USD. Mặt hàng chăn nuôi đứng thứ 3 đạt 1,99 tỷ USD. Ngoài ra, hạt điều cũng là mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao, mặc dù đã giảm so với năm 2017 nhưng vẫn là 1 trong 4 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu đạt 1,96 tỷ USD.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất là rau, với giá trị nhập khẩu tăng 36,5% so với cùng kỳ (đạt 377 triệu USD). Tiếp đến là mặt hàng ngô, giá trị nhập khẩu tăng 35,9%, mặt hàng bông tăng 26,9% so với cùng kỳ 2017 (giá trị đạt 2,58 tỷ USD).

Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm là: ngô (35,9%), muối (33,7%), bông các loại (26,9%), lúa mỳ (24,2%), hàng thủy sản (21,6%), phân URE (17,4%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (17,4%), rau quả (13,1%).

Các thị trường nhập khẩu tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 là Hoa kỳ (đối với lúa mỳ (tăng 11,5 lần), thức ăn gia súc và nguyên liện (tăng 2,6 lần), rau quả (+86%), sữa và sản phẩm sữa (tăng 2 lần), bông (+20%), cao su (+22%)); Nga (lúa mỳ (38,5 lần), hàng thủy sản (+31,7%)); Ấn Độ (ngô tăng 20 lần), bông (+46%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+36%); Brazin (bông (tăng 3,6 lần), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (3,7 lần), gỗ (43%)); Hàn Quốc (bông (tăng 2 lần), rau quả (2 lần), hàng thủy sản (1,5 lần).

Ước tháng 10, cán cân thương mai nông lâm sản thặng dư 6,86 tỷ USD xấp xỉ cùng kỳ năm 2017./.