Bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, toàn Tỉnh đã nỗ lực hoàn thành vược mức 12/16 chỉ tiêu nghị quyết của HĐND Tỉnh đã đề ra. Ước tăng trưởng GRDP đạt 6,38% (chỉ tiêu kế hoạch 8,5%), tổng giá trị GRDP đạt 44.918 tỷ đồng, tăng 2.693 tỷ đồng so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người ước đạt 34,8 triệu đồng, tương đương 1.568 USD (theo giá thực tế).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương đã tổ chức lại sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, củng cố phát triển các hợp tác xã, để liên kết với các nhà vựa, doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến khâu tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu… thực hiện nhiều mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cùng với đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, hỗ trợ các hợp tác xã trang bị dụng cụ, thiết bị thử nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, hợp tác phát triển sản xuất một số nông sản sạch, giúp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang một số thị trường khó tính… góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức khá và dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 ước tăng 6,39% so cùng kỳ. Hoạt động khu, cụm công nghiệp được chú trọng. Đã thu hút được 11 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số sản phẩm mới. Trong năm đã có 05 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, 02 doanh nghiệp có sản phẩm đặc trưng tiêu biểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Còn đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng mở rộng và đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 11,69% so với năm 2015. Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 472 triệu USD, tăng 8,59%, kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu là do giá xăng dầu tăng so với năm 2015.

Nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện gắn với các lễ hội, sự kiện, liên kết xây dựng các tour du lịch, phát triển thêm một số điểm du lịch mới, với những hoạt động, dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú như khai trương hoạt động khu du lịch văn hóa Phương Nam; phát triển các điểm du lịch vườn quýt hồng Lai Vung, vườn xoài và vườn nhãn - Cao Lãnh, vườn trái cây sinh thái Tám Sáng - Châu Thành, khu du lịch sinh thái Hương Qu Sa Đéc; tham quan hoa Hoàng Đầu Ấn - Vườn quốc gia Tràm Chim... Ước cả năm 2016 thu hút được 2,5 triệu lượt khách (có 60.000 lượt khách quốc tế) đến tham quan du lịch tại Tỉnh, tăng 10% so với năm 2015, doanh thu du lịch ước đạt 480 tỷ đồng, vượt 6,66% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2015.

Khánh thành Quần thể Nam phương

Ngoài ra, công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo theo dự toán. Ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.990 tỷ đồng, tăng 3,33% so với dự toán, trong đó thu nội địa đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 8,03% so với dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 90 tỷ đồng, bằng 30% dự toán. Ước tổng chi ngân sách địa phương năm 2016 đạt 9.454 tỷ đồng, đạt 108,29% dự toán năm, trong đó ngân sách cấp Tỉnh chi 4.878 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện chi 4.576 tỷ đồng.

Điều quan trọng là, tỉnh đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19 và 35 của Chính phủ, thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, tạo lập nhiều kênh thông tin kết nối với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh... nhờ đó đã thu hút 55 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Tỉnh, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.145 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 297 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư 27.783 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 ước đạt 418 doanh nghiệp, tăng khoảng 5,3% so cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký 2.488 tỷ đồng.

Đời sống xã hội ngày càng cải thiện

Trong năm qua, tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh được tập trung thực hiện. Hoạt động dạy thêm, học thêm được quản lý khá chặt chẽ. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 được tổ chức chu đáo, đúng quy chế; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 93,32%, cao hơn 1,31% so năm 2015. Hiện đã có 195 trường đạt chuẩn quốc gia, vượt 1,56% kế hoạch. Có 12/12 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn thời điểm tháng 12/2015.

Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giảm nghèo, ưu đãi người có công được thực hiện với nhiều giải pháp hiệu quả đạt kế hoạch đề ra, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, hướng nghiệp, tổ chức sàn giao dịch việc làm xuất khẩu lao động, hỗ trợ vốn vay tạo việc làm được thực hiện thường xuyên, đến nay đã có 1.100 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt kế hoạch 236 người và cao nhất từ trước đến nay.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua cũng gặp một số khó khăn, bất cập: các mô hình sản xuất hiệu quả chậm được nhân rộng, do công tác tuyên truyền vận động người dân thay đổi tập quán còn nhiều khó khăn, còn thiếu các doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính và thị trường để tham gia liên kết, cấp uỷ và chính quyền địa phương thiếu quan tâm xây dựng hợp tác xã đủ mạnh để làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh tế hợp tác chưa cao, tiến độ xây dựng, nhận rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hợp tác xã điển hình tiên tiến, gắn với vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu nông sản còn chậm; tính bền vững trong liên kết sản xuất của hợp tác xã còn yếu kém.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề vẫn còn thấp, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng, vẫn còn hạn chế về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong làm việc và ý thức kỷ luật lao động…

Giải pháp cho năm 2017

Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2016 và khả năng huy động nguồn lực năm 2017, UBND tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 ở mức 7,5%. Theo đó, các ngành, địa phương, cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; từng bước phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững, kết hợp thúc đẩy công nghiệp chế biến.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận của Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; tập trung phát triển các mô hình sản xuất tiên tiến gắn với củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn, đảm bảo mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn, có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế toàn Tỉnh có 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 85 xã còn lại đạt từ 10-18 tiêu chí nông thôn mới. Triển khai thí điểm mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, xã Mỹ Hội huyện Cao Lãnh.

- Thường xuyên tuyên truyền phổ biến chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dụng nông thôn mới; tuyên truyền các chương trình, nội dung thực hiện cụ thể, gắn với các cuộc hội nghị, hội thảo với các doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế, nhằm giới thiệu chính sách tái cơ cấu nông nghiệp Tỉnh, k u gọi đầu tư, hợp tác, viện trợ khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, mỗi đơn vị cấp huyện có ít nhất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng, đăng ký công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP.

Thứ hai, tăng cường huy động xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công.

Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở pháp lý về chính sách khuyến khích xã hội hóa các đối với các họat động trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường đã ban hành. Ngoài ra, nghiên cứu mở rộng chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực cung cấp dịch vụ có điều kiện k u gọi đầu tư và nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển như hạ tầng giao thông, bảo trợ xã hội, cấp thoát nước, chợ, vận tải công cộng...

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng và nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo dựng hình ảnh địa phương trong môi trường cạnh tranh và hội nhập

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch, đổi mới công tác quản lý về du lịch; phát triển dịch vụ du lịch theo hướng nâng cao sự hài lòng và tạo ấn tượng cho du khách, xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng phương án chuyển giao dịch vụ du lịch tại Khu di tích Xẻo Quýt, Khu di tích Gò Tháp, Vườn Quốc gia Tràm Chim về Trung tâm phát triển du lịch Tỉnh quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng trong việc thực hiện các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của pháp luật trong hoạt động du lịch.

- Đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch: Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ. Xây dựng hoàn chỉnh đề án phát triển hạ tầng khu 46 ha tại Vườn Quốc gia Tràm Chim để k u gọi đầu tư phục vụ du lịch. Ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch.

Thứ tư, tạo lập môi trường khởi nghiệp thuận lợi, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển dịch vụ.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá X về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch Khởi nghiệp Tỉnh giai đoạn 2016-2020.

- Khơi dậy tin thần khởi nghiệp cho mọi người dân, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và ý chí tự vươn lên. Thúc đẩy sự tham gia đầu tư, kiến tạo, hỗ trợ của các doanh nghiệp, với ý tưởng khởi nghiệp khả thi, để cùng hợp tác chia sẻ lợi ích. Tập trung các nhiệm vụ chủ yếu: tuyên truyền, cung cấp thông tin khởi nghiệp, tư vấn, đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư...

Thứ năm, bảo đảm và phát triển hài hòa các mục tiêu xã hội, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

- Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đầy đủ hệ thống an sinh xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ưu tiên vùng khó khăn, vùng biên giới để có chính sách hỗ trợ phù hợp; phát huy hiệu quả các mô hình người dân tự hỗ trợ thoát nghèo. Thực hiện Đề án hợp nhất Trường Cao đẳng Nghề và Trường Cao đẳng.

- Tăng cường công tác y tế dự phòng, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng đến công bằng trong tiếp cận sử dụng và cung cấp các dịch vụ y tế; kiểm soát được dịch bệnh.

Thứ sáu, tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện dân chủ, hướng tới công bằng xã hội.

- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa điện tử và một cửa liên thông. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công, nhằm rút ngắn quy trình, thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội ngày càng tốt hơn.

- Thành lập và công khai đường dây nóng, trang mạng xã hội, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh.

- Tiếp tục đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 và Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương./.