Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013 - 2015, ngày 29/6/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Những mục tiêu lớn trong năm 2013

Mục tiêu tổng quát:Nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.Bảo đảm an sinh xã hộivà phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế.Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trịvàtrật tự, an toàn xã hội.

Phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6-6,5%,tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 122-123 tỷ USD, tăng 12%, kiềm chế lạm phát dưới tốc độ tăng trưởng kinh tế (5-6%). Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP là 4,7%.

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34,6% GDP. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm 1,5-2% tỷ lệ hộ nghèo, riêng các huyện nghèo giảm 4% so với năm 2012.

Thực hiện tốt các chỉ tiêu về xã hội và bảo vệ môi trường như: tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt khoảng 69,7%; số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt khoảng 13 triệu người, chiếm 24,5% lực lượng lao động cả nước; 75% KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 82% dân số nông thôn được sử dụngnước hợp vệ sinh; 80% dân số đô thị được sử dụngnước sạch; tỷ lệ che phủ rừng: 41,3%...

Trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 phải đặc biệt chú ý bảo đảm các cân đối lớn, trước hết là cân đối lao động và việc làm, thu chi ngân sách nhà nước, cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối về nguồn điện năng và cân đối lương thực.

Giải pháp cơ chế chính sách chủ yếu

Để hoàn thành các mục tiêu, định hướng phát triển của nền kinh tế trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chính sách chủ yếu sau đây:

Một là, ổn định kinh tế vĩ mô

-Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, góp phầnổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm phát triển bền vững.

Điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trườngvà tình hình cung - cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác; bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng;từng bước phát triển thị trường mua bán nợ.

-Thực hiện chính sách tài khóa phối hợp hài hoà với chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng.Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Kiểm soát chặt chẽ và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nước,đầu tư công, bao gồmđầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư của Nhà nướcvà đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước.Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước; lập dự toán thu từ đất sát với thực tế.

Rà soát các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình để tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công theo lộ trình và mục tiêu kiềm chế lạm phát; đảm bảo công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách chịu tác động lớn khi Nhà nước điều chỉnh giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường.

Tăng cường các hoạt động quảng bá và bảo hộ thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài. Có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thương vụ; đẩy mạnh nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại.

Nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế; Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong thực hiện công tác phân tích dự báo.Chủ động xây dựng các phương án ứng phó với những biếnđộng của tình hình kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước trong mọi tình huống.

Hai là, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh

- Thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế phân cấp quản lý đầu tư theo hướng vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành, vùng, vừa bảo đảm lợi ích của địa phương cả trong ngắn, trung và dài hạn.

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội mà tư nhân không đầu tư.

Đổi mới cơ chế quản lý để đảm bảo các dự án có hiệu quả kinh tế - kinh tế xã hội cao nhất trong các lĩnh vực ưu tiên đầu tư sẽ được lựa chọn và thực hiện đầu tư.Đồng thời, có cơ chế đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư, nhất là tư nhân trong nướcđối với các ngành, lĩnh vực mà các nhà đầu tư tư nhân chưa muốnhoặc chưa có khả năngđầu tư.

- Trên cơ sở phân loại các tổ chức tín dụng (trừ các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối), triển khai tái cơ cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém có hiệu quả trên bốn nội dunggồm lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại danh mục các hoạt động, cơ cấu lại hệ thống quản trị và cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu.

- Tiếp tục triển khai phân loại các doanh nghiệp nhà nước, xác định cụ thể danh mục doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% và doanh nghiệp cổ phần hoá, doanh nghiệp sẽ giải thể.Hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá và kế hoạch thoái vốn ở các doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở các ngành, lĩnh vực nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ cổ phần hoặc cổ phần chi phối.

- Đối với nông nghiệp,phát triển một số vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phục vụ xuất khẩu, gắn kết các trang trại cung cấp nguyên liệu với hệ thống các nhà máy chế biến và hành lang tiếp thị để kết nối với chuỗi toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi cạnh tranh.

Đối với nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng mức độ cạnh tranh trung bình như gia cầm, trứng, thịt lợn, cây ăn quả,...thì tiếp tục duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng.

- Đối với công nghiệp,thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; từng bước chuyển từ gia công, lắp ráp là chủ yếu sang chế tạo và chế tác.

- Đối với lĩnh vực dịch vụ,từng bước phát triển lĩnh vực dịch vụ với cơ cấu đa dạng về loại hình dịch vụ và trình độ phát triển, gồm dịch vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ phục vụ tiêu dùng, dịch vụ thông thường thâm dụng lao động và dịch vụ hiện đại công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Tiếp tục nâng cao hơn nữa tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực chất lượng cao.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và thực hiện tốt lộ trình của Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích phát triển các hình thức liên kết giữa cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo; tăng cường đào tạo thông qua hợp đồng đào tạo; điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

Bốn là, đảm bảo an sinh xã hội gắn với giảm nghèobền vững

Nghiên cứu và ban hành chương trình hành động để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia trong các lĩnh vực xã hội. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020.

Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách đối với thanh niên xung phong, chính sách trợ cấp xã hội.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc.Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù cho các vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2011 - 2015.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Nghiên cứu, xây dựng khung pháp luật đồng bộ với quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và định hướng phát triển.

Hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức theo hướng xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi đối với các công chức, viên chức. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị.

Bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay về bảo hiểm xã hội, chế độ tiền lương, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hưu trí và người có công nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách.

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạmđể củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

PV