Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 27 (781)

Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động và phát triển hơn 21 năm, song vẫn còn nhỏ và chưa hoàn thiện so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có những biến động song hành với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế. Hai câu hỏi thường khiến các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư quan tâm, đó là: Lạm phát có tác động đến thị trường chứng khoán không? Chúng ta có thể đo lường tác động này không? Bài viết “Tác động của lạm phát đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam: Kiểm chứng bằng mô hình GARCH “, tác giả Lê Việt Long nghiên cứu tác động của lạm phát đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Các phát hiện sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguyên nhân và hướng khả thi để cải thiện hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

Mối quan hệ giữa môi trường thể chế và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu nước ngoài... Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ này còn khá khiêm tốn, nếu có cũng chỉ tập trung đánh giá tác động của một số khía cạnh riêng lẻ, như: năng lực quản trị điều hành và mức độ tham nhũng. Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu này đã chỉ ra nhiều điểm quan trọng, nhưng tựu chung lại, vấn đề về môi trường thể chế và ảnh hưởng của nó đến nguồn vốn các doanh nghiệp, đặc biệt với phạm vi nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết hầu như chưa được đánh giá một cách toàn diện. Thông qua bài viết Nghiên cứu tác động của môi trường thể chế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác giả Trần Thị Lan Phương đánh giá mối quan hệ tương quan giữa môi trường thể chế và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 với nhiều diễn biến phức tạp hơn những lần trước do những biến chủng Anh và Ấn Độ lây lan nhanh hơn. Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều chịu tác động của đại dịch Covid-19, trong đó có thị trường chứng khoán với nhiều phiên lao dốc. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khá rõ rệt, song các nghiên cứu định lượng về tác động của dịch bệnh này tại Việt Nam không nhiều. Thông qua bài viết “Tác động của gia tăng số người nhiễm Covid-19 đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Thị Quỳnh Nhung, Trần An Hải, Nguyễn Văn An đánh giá tác động của số lượng người nhiễm Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm giảm thiểu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ năm 1930, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động ban đầu của dịch Covid-19 tại Việt Nam không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Năm 2020, kinh tế vĩ mô và tài khóa ở Việt Nam ổn định, với mức tăng trưởng GDP đạt 2,91%. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới giữ được mức tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2020 thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6%-7%. Trong bối cảnh đó, đã có nhiều báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của dịch Covid-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng nhóm ngành nghề tại Việt Nam. Bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh Như, Lê Vũ Hằng Nga sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Nhận thức được vai trò cơ bản của giáo dục, kể từ năm 1945, Chính phủ Việt Nam đã phổ cập hóa giáo dục cho tất cả người dân. Chất lượng hệ thống giáo dục cũng dần được nâng cao và đáp ứng yêu cầu từ thị trường lao động. Ngoài ra, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng liên tục kể từ năm 2001. Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng, sự quan tâm đối với giáo dục đã tăng lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lợi nhuận kinh tế từ giáo dục ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Bài viết “Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, nhóm tác giả Đào Thị Thanh Bình, Trịnh Ngọc Hiếu tập trung định lượng và phân tích ngắn gọn hiệu quả của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015.

Ở các nước công nghiệp, dù là nước đã phát triển từ lâu hay mới nổi, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp. Tại Việt Nam, ngành chế tác đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng GDP. Cụ thể, năm 2019, ngành chế tác đóng góp 16.5% tăng GDP của cả nước. Do đó, để gia tăng giá trị cho ngành chế tác, một trong những mục tiêu lâu dài, cấp thiết là phải tăng trưởng NSLĐ. Muốn làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần có cái nhìn toàn diện đối với các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ nói chung và ngành chế tác nói riêng. Thông qua bài viết, “Tác động lan tỏa của FDI đến năng suất lao động ngành chế tác ở Việt Nam”, tác giả Đàm Đình Mạnh đánh giá ảnh hưởng lan tỏa của FDI đến NSLĐ ngành chế tác, đồng thời đưa ra một số kiến nghị.

Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình và được đánh giá là có tiềm năng duy trì tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Một trong những yếu tố giúp Việt Nam đạt được thành công này, chính là việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã ký kết và thực thi 14 FTA. Trong số các FTA này, EVFTA được đánh giá là một FTA thế hệ mới toàn diện, với phạm vi và mức độ cam kết cao hơn các FTA khác mà Việt Nam đã ký trước đó. Theo lộ trình cam kết, 85% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Điều này sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia EU, một đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA, nhưng có rất ít nghiên cứu định lượng phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng này. Bài viết, “Ảnh hưởng của EVFTA đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU”, tác giả Trương Thị Phương Anh phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Lê Việt Long: Tác động của lạm phát đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam: Kiểm chứng bằng mô hình GARCH

Trần Thị Lan Phương: Nghiên cứu tác động của môi trường thể chế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lê Thị Quỳnh Nhung, Trần An Hải, Nguyễn Văn An: Tác động của gia tăng số người nhiễm Covid-19 đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Hữu Quỳnh Như, Lê Vũ Hằng Nga: Tác động của đại dịch Covid-19 đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Đào Thị Thanh Bình, Trịnh Ngọc Hiếu: Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Đàm Đình Mạnh: Tác động lan tỏa của FDI đến năng suất lao động ngành chế tác ở Việt Nam

Trương Thị Phương Anh: Ảnh hưởng của EVFTA đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU

Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Thiêm, Phạm Bảo Dương: Đánh giá thực hiện chính sách thúc đẩy các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hà Nội

Hoàng Hương Giang, Nguyễn Trâm Anh, Phạm Quang Hưng, Vũ Phương Trà, Nguyễn Thúy Hằng: Một số giải pháp khắc phục tình trạng chuyển việc của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Lâm Thị Hoàng Linh: Các nhân tố tác động đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế, kỹ thuật - công nghệ tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nguyễn Quang Đại, Dương Thị Hồng Phương: Các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định tham gia VietGAP của nông hộ trồng khoai lang trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Lê Thị Thu Diềm, Nguyễn Thúy Liễu, Tất Duyên Thư: Đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Quyết Thắng, Hồ Gia Bảo: Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng không trong du lịch của nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Hương Giang: Ảnh hưởng của yếu tố Thiết kế nhà hàng đối với Nhận thức và Ý định hành vi khách hàng

Nguyễn Mạnh Hùng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chyển mạng giữ số của khách hàng sử dụng mạng di động Mobifone tại Công ty Dịch vụ Mobifone Khu vực 1

Nguyễn Văn Tiến, Đồng Thị Thanh Phương, Phước Minh Hiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất măng tây của nông hộ tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Phạm Huyền Trang: Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới Hiệu quả sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử tại các DNNVV Việt Nam trong nền kinh tế số

Vũ Hồng Tuấn: Tác động của phong cách lãnh đạo nghiệp chủ đến đổi mới sáng tạo quy trình và kết quả kinh doanh trong các khách sạn trên địa bàn Hà Nội

Trần Thị Cẩm Vân: Tác động của quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại Công ty TNHH Lotte Việt Nam

Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Nguyên Chương: Các nhân tố ảnh hưởng đến Lòng trung thành của nhân viên tại các công ty trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguyễn Thạnh Vượng: Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Minh Quân, Chu Phương Linh, Đỗ Lan Phương, Đoàn Văn Phong Châu: Tác động của các thuộc tính quảng cáo bằng phương tiện truyền thông số tới mức độ nhận diện thương hiệu tại Tập đoàn Viettel

Nguyễn Thị Minh Hạnh, Hoàng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Như Vân: Các yếu tố ảnh hưởng đến Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của viên chức nhà nước tại Hà Nội

Cao Minh Nhựt, Lê Minh Trường: Mối quan hệ giữa Phong cách lãnh đạo đổi mới, Vốn tâm lý và Sự gắn kết công việc của nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Hà Văn Sơn, Lê Hoài Phương: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thanh Mai: Xây dựng và kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến Ý định viết bài giới thiệu trên phương tiện truyền thông xã hội của sinh viên Việt Nam

Đinh Trần Dũng: Các nhân tố ảnh hưởng tới Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hòa Bình

Vũ Thị Hải, Nguyễn Đăng Học, Trần Quang Trung: Đánh giá rủi ro trong phát triển bền vững cây ăn quả vùng Tây Bắc: Trường hợp nghiên cứu ở Sơn La

Lê Thị Mỷ Ngọc, Hồ Mỹ Dung: Ảnh hưởng của các yếu tố Động lực làm việc đến Sự hài lòng và Lòng trung thành của giảng viên Trường Đại học Trà Vinh

Dương Thị Hồng Vân: Các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn du học Nhật Bản của học sinh phổ thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thực Huy, Mai Thị Huyền, Nguyễn Thị Minh Huệ: Giải pháp quản lý tài chính khi tự chủ đại học tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Hoàng Văn Thắng: Khó khăn của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh trong đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành

Lê Thị Ái Nhân, Lê Bảo Linh: Mô hình cấu trúc các yếu tố tác động đến hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Vũ Trinh Vương, Nguyễn Thanh Phương, Phạm Văn Trường, H Loát Knul: Phát triển du lịch cộng đồng ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

IN THIS ISSUE

Le Viet Long: Employing GARCH model to test the impact of inflation on Vietnam’s stock market

Tran Thi Lan Phuong: A study on the impact of institutional environment on capital structure of companies listed on Vietnam’s stock market

Le Thi Quynh Nhung, Tran An Hai, Nguyen Van An: Influence of the increase in the number of Covid-19 infections on Vietnam’s stock market

Nguyen Huu Quynh Nhu, Le Vu Hang Nga: Impact of the Covid-19 pandemic on the performance of enterprises listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange

Dao Thi Thanh Binh, Trinh Ngoc Hieu: The relationship between education and economic growth in Vietnam

Dam Dinh Manh: The spillover effect of FDI on labor productivity in the manufacturing industry in Vietnam

Truong Thi Phuong Anh: The effect of EVFTA on Vietnam’s rice exports to the EU

Le Thi Thanh Loan, Nguyen Thi Thiem, Pham Bao Duong: Assessing the implementation of policies on promoting cooperatives to apply high technology in vegetable production and consumption in Hanoi

Hoang Huong Giang, Nguyen Tram Anh, Pham Quang Hung, Vu Phuong Tra, Nguyen Thuy Hang: Solutions for dealing with job-hopping issue of workers in Bac Ninh-based industrial parks

Lam Thi Hoang Linh: Factors affecting the entrepreneurial intention of students pursuing economics and engineering - technology at Nguyen Tat Thanh University

Nguyen Quang Dai, Duong Thi Hong Phuong: Determinants of the decision to adopt VietGAP of sweet potato farmers in Hon Dat district, Kien Giang province

Le Thi Thu Diem, Nguyen Thuy Lieu, Tat Duyen Thu: Evaluate the efficiency of business households in Tra Vinh province

Nguyen Quyet Thang, Ho Gia Bao: Factors influencing Ho Chi Minh City-based office workers’ decision to choose air transport service in tourism

Nguyen Thi Huong Giang: The influence of design cues in a restaurant on customer perception and behavioral intentions

Nguyen Manh Hung: Factors affecting the behavior of keeping mobile number when changing networks of customers using MobiFone network at MobiFone Service Company Region 1

Nguyen Van Tien, Dong Thi Thanh Phuong, Phuoc Minh Hiep: Determinants of the decision on high-tech application to asparagus production of farmers in Chu Se district, Gia Lai province

Pham Huyen Trang: Proposing a model of factors affecting the efficiency of using e-invoice system in Vietnamese SMEs in the digital economy

Vu Hong Tuan: Impact of entrepreneurial leadership style on process innovation and business results in Hanoi-based hotels

Tran Thi Cam Van: Influence of human resource management on employee engagement with Lotte Vietnam Co., Ltd

Nguyen Xuan Minh, Nguyen Nguyen Chuong: Factors affecting employee loyalty to companies in Ba Ria - Vung Tau province

Nguyen Thanh Vuong: Improving the competitiveness of tourist destinations in Ho Chi Minh City

Nguyen Hoai Nam, Nguyen Minh Quan, Chu Phuong Linh, Do Lan Phuong, Doan Van Phong Chau: Impact of digital media advertising attributes on brand recognition at Viettel Group

Nguyen Thi Minh Hanh, Hoang Thi Hai Yen, Nguyen Thi Nhu Van: Factors affecting Hanoi-based public employees’ satisfaction level when using e-banking services

Cao Minh Nhut, Le Minh Truong: The relationship between Innovation leadership style, Psychological capital and Work engagement of office workers in Ho Chi Minh City

Ha Van Son, Le Hoai Phuong: Analysis of factors affecting people’s satisfaction medical examination and treatment services in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thanh Mai: Building and testing the scale of factors affecting the intention of writing referral on social media of Vietnamese students

Dinh Tran Dung: Determinants of customer satisfaction with e-banking service quality at Agribank Hoa Binh branch

Vu Thi Hai, Nguyen Dang Hoc, Tran Quang Trung: Assess the risks in the sustainable development of fruit trees in the Northwest region: A case study in Son La

Le Thi My Ngoc, Ho My Dung: Influence of elements of work motivation on satisfaction and loyalty of lecturers at Tra Vinh University

Duong Thi Hong Van: Factors affecting the decision on studying in Japan of high school students in Ho Chi Minh City

Nguyen Thuc Huy, Mai Thi Huyen, Nguyen Thi Minh Hue: Solutions to financial management under financial autonomy at Bac Giang Agriculture and Forestry University

Hoang Van Thang: Difficulties in ESP reading comprehension of students at University of Finance - Business Administration

Le Thi Ai Nhan, Le Bao Linh: Structural model of factors affecting accounting information system of Vietnamese enterprises

Vu Trinh Vuong, Nguyen Thanh Phuong, Pham Van Truong, H Loat Knul: Development of community-based tourism in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province