Hội nghị diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông, thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, trong đó dự kiến có khoảng 450 đại biểu tham dự trực tiếp.

Hội nghị nhằm tạo điều kiện quảng bá và kết nối các doanh nghiệp, siêu thị, các tổ chức trong nước và quốc tế… đồng thời thúc đẩy tiêu thụ vải thiều, nông sản và các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Hải Dương nói riêng và các tỉnh/thành cả nước nói chung.

Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều tỉnh Hải Dương năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 29/5
Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2022, huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ.

Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Hải Dương tiếp xúc, trao đổi, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương và mở rộng liên doanh, liên kết trong tiêu thụ vải và các mặt hàng nông sản của tỉnh với doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các cơ quan, ban ngành của Việt Nam, sự kiện có sự tham dự của đại diện một số tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp, thương nhân thu mua xuất khẩu vải và nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… các hiệp hội, ngành hàng; hệ thống siêu thị, nhà phân phối; đại diện các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp thu mua, các hợp tác xã sản xuất vải thiều và rau theo tiêu chuẩn quốc tế…

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn sẵn sàng đồng hành, phối hợp cùng tỉnh Hải Dương trong việc tiêu thụ vải thiều nói riêng và nông sản địa phương. Năm 2021, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 5 điểm cầu chính và các điểm cầu liên kết trong nước cùng với hơn 40 điểm cầu nước ngoài.

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2022, huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ.

Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vải và nông sản Hải Dương áp dụng thí điểm Hệ thống truy xuất nguồn gốc Itrace247 cho quả vài thiều và các nông sản tiêu biểu của tỉnh; giao dịch trực tuyến với khoảng 200 các nhà nhập khẩu từ nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan…

Theo đó, việc tiêu thụ vải thiều Thanh Hà nói riêng và nông sản của tỉnh Hải Dương nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Với việc chú trọng sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, chất lượng quả vải thiều Hải Dương đã được nâng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ vậy, thương hiệu và thị trường tiêu thụ của quả vải ngày càng được mở rộng./.