TS. Hoàng Thị Hương, TS. Vũ Thị Thương, Vũ Thị Bảo Yến

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Email: huong.ht@vnu.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái (DLST) trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La bằng việc thu thập dữ liệu từ khảo sát 200 khách du lịch trong và ngoài nước, được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, xếp theo thứ tự giảm dần, bao gồm: Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Chất lượng dịch vụ; Văn hóa - xã hội; Cơ sở hạ tầng; Chính sách phát triển DLST; Truyền thông và quảng bá. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy phát triển DLST của địa phương trong giai đoạn tới.

Từ khóa: du lịch sinh thái, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, yếu tố ảnh hưởng

Summary

The study assesses the factors affecting ecotourism development in Van Ho District, Son La Province, by collecting data from a survey of 200 domestic and foreign tourists. The research results show 6 factors affecting ecotourism development in Van Ho District, Son La Province, in descending order, including Natural conditions and natural resources; Service quality; Culture and Society; Infrastructure; Ecotourism development policy; and Communication and promotion. From there, the group of authors proposes several management implications for promoting the development of local ecotourism in the coming period.

Keywords: ecotourism, Van Ho District, Son La Province, influencing factors

GIỚI THIỆU

Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nằm trong vùng quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, chỉ cách Hà Nội chưa đến 170 km. Với cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, cùng với văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc, đây được coi là một điểm đến tiềm năng để phát triển du lịch và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, giảm nghèo và thay đổi đời sống cho cộng đồng dân tộc nơi đây. Trong thời gian gần đây, huyện Vân Hồ đã tập trung phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nguồn lực cho sự phát triển bền vững của địa phương. Để đạt được mục tiêu này, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp đồng hành với doanh nghiệp, nhằm tăng cường đầu tư và khuyến khích xã hội hóa đầu tư. Kết quả nghiên cứu này sẽ là một trong những căn cứ, cơ sở đưa ra các đề xuất, định hướng cụ thể phục vụ phát triển DLST đối với huyện Vân Hồ và những địa phương có điều kiện tương đồng.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Theo Nguyễn Phước Hoàng (2020), điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng để phát triển DLST. Khí hậu đặc biệt của huyện Vân Hồ, danh lam thắng cảnh độc đáo, sự đa dạng sinh học và địa hình là những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút của địa phương này, tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá. Do đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H1: Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ dẫn đến mức độ di chuyển của du khách được nhiều hơn và làm tăng chi phí lợi nhuận cho địa phương và chi phí khác (Vũ Văn Đông, 2014). Hơn nữa, cơ sở hạ tầng tốt còn tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Đồng thời, việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng bền vững cũng đảm bảo DLST phát triển một cách hài hòa với môi trường và văn hóa địa phương. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H2: Cơ sở hạ tầng có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Điu kin văn hóa, xã hi

Theo Võ Văn Phong (2011), văn hóa, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển DLST. Sự bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương, tạo ra cơ hội kinh tế, giao thoa văn hóa và phát triển cộng đồng địa phương là những yếu tố quan trọng để DLST phát triển một cách bền vững và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và du khách. Theo đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H3: Ðiều kiện văn hóa, xã hội có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Cht lượng dch v

Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016) cho rằng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST. Chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng và đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của họ. Khách hàng mong muốn được phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm và có trải nghiệm đáng nhớ khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Do đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H4: Chất lượng dịch vụ có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Chính sách phát triển DLST

Garcia Melon và cộng sự (2012) xác định, chính sách phát triển du lịch có tác động đến phát triển bền vững, tạo ra sinh kế cho địa phương, thúc đẩy giảm nghèo, giảm thất nghiệp. Do đó, chính sách phát triển DLST đóng vai trò quan trọng trong phát triển DLST huyện Vân Hồ. Chính sách hiệu quả và hợp lý giúp định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng cường tương tác tích cực giữa du lịch và cộng đồng địa phương. Do đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H5: Chính sách phát triển DLST có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Truyền thông quảng bá

Theo Võ Văn Phong (2011), tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển DLST. Qua việc truyền thông và quảng bá DLST huyện Vân Hồ, nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về giá trị DLST được tăng cường, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của huyện Vân Hồ trong lĩnh vực DLST, thu hút sự biết đến, quan tâm và lựa chọn của du khách. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H6: Truyền thông quảng bá có tương quan đồng biến với Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

Trên cơ sở khảo lược các lý thuyết liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình .

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu được nhóm tác giả tìm kiếm thông qua các loại tài liệu gồm: sách, các bài báo nghiên cứu khoa học, trang thông tin trực tuyến của các đơn vị, hiệp hội, tổ chức và các văn bản pháp luật, giáo trình, các loại sách chuyên khảo dưới dạng tiếng Anh và tiếng Việt..., sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan phục vụ nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha, sau khi đạt yêu cầu, sẽ được vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đo lường sự hội tụ và rút gọn biến quan sát trước khi phân tích hồi quy. Để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của các thang đo nghiên cứu, 200 mẫu quan sát được đưa vào thực hiện khảo sát chính thức.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0,3, chứng tỏ tất cả các biến đều có mức độ tương quan đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể kết luận rằng, không có biến nào cần bị loại bỏ khỏi mô hình, các biến quan sát đều đạt yêu cầu, có chất lượng tốt và được chấp nhận trong mô hình.

Tất cả thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha > 0,5 (< 0,95), nên có thể kết luận, các thang đo được xây dựng khá tốt. Các thang đo này sẽ mang lại độ tin cậy cho mô hình và giúp mô hình ảnh hưởng được xác định chính xác (Bảng 1).

Bảng 1: Độ tin cậy của các thang đo

Thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha

Biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ biến quan sát

Nhận xét

Điều kiện tự nhiên

0,90

DKTN1

0,77

0,88

Tốt

DKTN2

0,78

0,87

Tốt

DKTN3

0,83

0,85

Tốt

DKTN4

0,74

0,88

Tốt

Cơ sở hạ tầng

0,79

CSHT1

0,62

0,73

Tốt

CSHT2

0,63

0,72

Tốt

CSHT3

0,64

0,72

Tốt

CSHT4

0,51

0,78

Tốt

Văn hóa - xã hội

0,92

VHXH1

0,83

0,86

Tốt

VHXH2

0,79

0,89

Tốt

VHXH3

0,83

0,86

Tốt

Chất lượng dịch vụ

0,84

DV1

0,57

0,86

Tốt

DV2

0,71

0,79

Tốt

DV3

0,77

0,76

Tốt

DV4

0,70

0,79

Tốt

Chính sách quản lý DLST

0,90

CSPT1

0,87

0,80

Tốt

CSPT2

0,80

0,86

Tốt

CSPT3

0,75

0,91

Tốt

Truyền thông quảng bá

0,95

TT1

0,85

0,95

Tốt

TT2

0,91

0,91

Tốt

TT3

0,91

0,91

Tốt

Phát triển DLST huyện Vân Hồ

0,92

Y1

0,84

0,90

Tốt

Y2

0,89

0,86

Tốt

Y3

0,81

0,92

Tốt

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của nhóm tác giả

Phân tích EFA

Phân tích EFA cho biến độc lập

Hệ số KMO = 0,77 > 0,5 và kiểm định Bartlett cho kết quả Sig. = 0,00 < 0,05, như vậy, phân tích EFA là phù hợp (Bảng 2).

Bảng 2: Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett của biến độc lập

Hệ số KMO

0,77

Kiểm định Bartlett

0,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Có 6 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalue > 1, như vậy, 6 nhân tố này tóm tắt thông tin của 21 biến quan sát đưa vào phân tích EFA một cách tốt nhất. Tổng phương sai mà 6 nhân tố này trích được là 77,33% > 50%, giải thích được 77,33% biến thiên dữ liệu của 21 biến quan sát tham gia vào phân tích EFA (Bảng 3).

Bảng 3: Giải thích tổng phương sai của biến độc lập

Nhân tố

Trị số Eigenvalues

Trích xuất

tổng bình phương tải

Tổng quay

của bình phương tải

Tổng

% phương sai

% tích lũy

Tổng

% phương sai

% tích luỹ

1

4,34

4,34

20,65

20,65

3,14

14,95

14,95

2

3,83

3,83

18,22

38,87

2,81

13,39

28,34

3

2,52

2,52

11,99

50,86

2,72

12,95

41,29

4

2,15

2,15

10,24

61,10

2,54

12,08

53,37

5

1,97

1,97

9,38

70,48

2,53

12,02

65,39

6

1,44

1,44

6,85

77,33

2,51

11,94

77,33

7

0,72

8

0,61

9

0,49

10

0,41

11

0,38

12

0,35

13

0,31

14

0,27

15

0,26

16

0,25

17

0,21

18

0,16

19

0,14

20

0,13

21

0,08

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả ma trận xoay (Bảng 4) cho thấy, 21 biến quan sát được phân thành 6 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 và không có các biến xấu, do đó, các biến được giữ nguyên.

Bảng 4: Ma trận xoay của các biến cấu thành

Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

5

6

DKTN3

0,88

DKTN4

0,86

DKTN2

0,85

DKTN1

0,84

DV3

0,88

DV2

0,84

DV4

0,84

DV1

0,72

TT2

0,95

TT3

0,94

TT1

0,91

VHXH3

0,90

VHXH1

0,88

VHXH2

0,87

CSPT1

0,94

CSPT2

0,90

CSPT3

0,88

CSHT3

0,83

CSHT2

0,81

CSHT1

0,783

CSHT4

0,68

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO = 0,74 > 0,5 và kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,00 < 0,05 cho thấy pân tích EFA là phù hợp (Bảng 5).

Bảng 5: Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

Hệ số KMO

0,74

Kiểm định Bartlett

0,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả phân tích cho thấy, có một nhân tố được trích có trị số Eigenvalues = 2,61 > 1. Nhân tố này giải thích được 86,96% biến thiên dữ liệu của 3 biến quan sát tham gia vào phân tích EFA (Bảng 6).

Bảng 6: Giải thích tổng phương sai của biến phụ thuộc

Nhân tố

Trị số Eigenvalues

Trích xuất tổng bình phương tải

Tổng

% phương sai

% tích lũy

1

2,61

2,61

86,96

86,96

2

0,25

3

0,14

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích tương quan

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, có 6 biến độc lập (với 21 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (với 3 biến quan sát) được đưa vào kiểm định mô hình. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau, xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy (Bảng 7).

Bảng 7: Kết quả phân tích tương quan

Biến

Y

DKTN

CSHT

VHXH

DV

CSPT

TT

Y

r

1

0,29**

0,26**

0,27**

0,28**

0,15*

0,12

Sig.

0,00

0,00

0,00

0,00

0,03

0,04

N

200

200

200

200

200

200

200

DKTN

r

0,18*

1

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Sig.

0,01

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

CSHT

r

0,15*

0,00

1

0,00

0,00

0,00

0,00

Sig.

0,03

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

VHXH

r

0,08

0,00

0,00

1

0,00

0,00

0,00

Sig.

0,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

DV

r

0,08

0,00

0,00

0,00

1

0,00

0,00

Sig.

0,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

CSPT

r

0,027

0,00

0,00

0,00

0,00

1

0,00

Sig.

0,03

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

TT

r

0,13

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

1

Sig.

0,04

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

N

200

200

200

200

200

200

200

* Tương quan ở mức ý nghĩa 0,05

** Tương quan ở mức ý nghĩa 0,01

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Việc kiểm định được thực hiện 2 phía (2-tailed). Hệ số tương quan (r) giữa các biến với chính nó là 1. Theo ma trận tương quan, tương quan Pearson giữa 6 biến độc lập với biến phụ thuộc Y đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc.

Các biến độc lập không có tương quan (Sig. > 0,05), có thể nói gần như không có khả năng xảy ra cộng tuyến giữa 2 biến độc lập với nhau.

Phân tích hồi quy

Ðể xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Vân Hồ, nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy 6 nhân tố độc lập: Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Cơ sở hạ tầng, Văn hóa - xã hội; Chất lượng dịch vụ; Chính sách quản lý du lịch; Truyền thông, quảng bá và biến phụ thuộc Phát triển DLST huyện Vân Hồ (Bảng 8).

Bảng 8: Kiểm định ANOVA

Tổng bình phương

Bậc tự do

Bình phương trung bình

F

Sig.

Hồi quy

68,68

6

11,45

16,95

0,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Bảng 8 cho kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Theo đó, giá trị Sig. kiểm định F = 0,00 < 0,05, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp.

Bảng 9: Tóm tắt mô hình hồi quy

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Ước lượng độ lệch tiêu chuẩn

Durbin-Watson

0,59

0,35

0,33

0,82

1,80

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 9) cho thấy, mô hình nghiên cứu có hệ số R2 = 0,35 và hệ số R2 điều chỉnh = 0,33. Nếu R2 càng tiến về 1, các biến độc lập giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc và ngược lại; R2 càng tiến về 0, các biến độc lập giải thích càng ít cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn chính xác R2 ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu, việc đánh giá giá trị R2 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, như: lĩnh vực nghiên cứu, tính chất nghiên cứu, cỡ mẫu, số lượng biến tham gia hồi quy, kết quả các chỉ số khác của phép hồi quy…

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị Durbin-Watson = 1,80, nằm trong khoảng 1,5-2,5, nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Bảng 10: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hoá

t

Sig.

Thống kê cộng tuyến

B

Lệch chuẩn

Beta

Chấp nhận

VIF

Hằng số

-1,704E-16

0,06

0,00

1,00

1,00

1,00

DKTN

0,29

0,06

0,29

5,05

0,00

1,00

1,00

CSHT

0,26

0,06

0,26

4,54

0,00

1,00

1,00

VHXH

0,27

0,06

0,27

4,67

0,00

1,00

1,00

CLDV

0,28

0,06

0,28

4,75

0,00

1,00

1,00

CSPT

0,15

0,06

0,15

2,63

0,01

1,00

1,00

TTQB

0,12

0,06

0,12

2,08

0,04

1,00

1,00

Biến phụ thuộc: Y

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Quan sát kiểm định t (Bảng 10) thu được kết quả sau:

- Tất cả biến trong mô hình đều có hệ số Beta > 0 và mức ý nghĩa Sig. < 0,05, nên có thể kết luận, tất cả 6 nhân tố đưa ra đều ảnh hưởng thuận chiều đến Phát triển DLST huyện Vân Hồ.

- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều < 2, do vậy, dữ liệu không vi phạm giả định đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Y = 0,29*DKTN + 0,28*CLDV + 0,27*VHXH ­+ 0,26*CSHT + 0,15*CSPT + 0,12*TTQB + ε

Trong đó: Y: Phát triển DLST huyện Vân Hồ; DKTN: Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; CLDV: Chất lượng dịch vụ; VHXH: Văn hóa - xã hội; CSHT: Cơ sở hạ tầng; CSPT: Chính sách phát triển DLST; TTQB: Truyền thông, quảng bá.

Bảng 11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

STT

Giả thuyết

Beta

P-value (mức ý nghĩa 5%)

Kết luận

1

Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,29

0,00

Chấp nhận

2

Cơ sở hạ tầng có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,26

0,00

Chấp nhận

3

Ðiều kiện văn hóa - xã hội có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,27

0,00

Chấp nhận

4

Chất lượng dịch vụ có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,28

0,00

Chấp nhận

5

Chính sách phát triển DLST có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,15

0,01

Chấp nhận

6

Truyền thông quảng bá có tương quan đồng biến với phát triển DLST huyện Vân Hồ.

0,12

0,04

Chấp nhận

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Nhận xét chung:

- Là cửa ngõ của tỉnh Sơn La và nằm trên tuyến đường huyết mạch của vùng Tây Bắc kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - Thủ đô Hà Nội, huyện Vân Hồ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng, đặc biệt là du lịch. Sự đa dạng về địa hình cùng với yếu tố khí hậu đặc trưng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho huyện trong quá trình phát triển, thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Huyện Vân Hồ với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, hoang sơ, môi trường, khí hậu trong lành, mát mẻ, như: thác Tạt Nàng, suối nước nóng Chiềng Yên, thác Chiềng Khoa, thác Nàng Tiên, rừng già Xuân Nha..., được du khách đánh giá rất cao. Đây chính là một lợi thế vô cùng to lớn của Huyện trong phát triển DLST, được coi là yếu tố quan trọng nhất với mức đóng góp 29% ảnh hưởng trong mô hình hồi quy phát triển DLST huyện Vân Hồ.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn huyện đang ngày càng được quan tâm xây dựng và nâng cao. Hiện nay, các khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Rất nhiều hộ gia đình đã xây dựng các nhà nghỉ tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Bên cạnh đó có cả các khách sạn từ 1 sao đến 5 sao của các tập đoàn lớn, các công ty đầu tư dần xuất hiện. Huyện Vân Hồ cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm: các dự án cải tạo và xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, nước và viễn thông. Điều này giúp cải thiện khả năng di chuyển và truy cập đến các điểm du lịch trong Huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là một yếu tố quan trọng, có 26% ảnh hưởng đến phát triển DLST trong mô hình hồi quy phát triển DLST huyện Vân Hồ ở trên.

- Với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống mang nhiều màu sắc văn hóa, huyện Vân Hồ có các di sản đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như: nghệ thuật xòe Thái, chữ viết cổ của người Thái, lễ cúng dòng họ (Tu Su) của người Mông, nghi lễ cấp sắc của người Dao, nghi lễ truyền thống trong đám cưới của người Dao Tiền… Từ những nét đặc sắc về sắc tộc, truyền thống và di sản văn hóa sắc tộc, đến lòng hiếu khách, thân thương của cộng đồng nơi đây, tất cả tạo nên nét đẹp văn hóa bản địa riêng cho Vân Hồ. Đây cũng chính là một thành phần quan trọng thu hút khách du lịch. Yếu tố văn hóa - xã hội đóng góp vào phát triển DLST trong mô hình hồi quy ở trên với 27%.

- Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng khi đóng 28% ảnh hưởng trong mô hình trên. Việc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của du khách sẽ tạo ra trải nghiệm du lịch tốt làm tăng niềm tin và sự hài lòng của du khách. Huyện Vân Hồ đang từng bước phát triển đa dạng số lượng, cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách, từ đó tạo điều kiện thu hút được nhiều du khách hơn, cũng như nhận được phản hồi tích cực và sự quay lại của du khách.

- Chính sách quản lý du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi của du khách. Qua việc tạo ra một môi trường du lịch chất lượng, bền vững và an toàn, chính sách này đóng vai trò quan trọng trong thu hút du khách và thúc đẩy 15% phát triển DLST huyện trong mô hình hồi quy ở trên.

- Truyền thông quảng bá hiệu quả sẽ giúp huyện Vân Hồ tạo ra một hình ảnh tích cực về DLST và tăng cường sự nhận biết và lựa chọn của du khách đối với dịch vụ DLST tại địa phương. Đây là yếu tố đóng góp 12% vào phát triển DLST trong mô hình hồi quy.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Chất lượng dịch vụ; Văn hóa - xã hội; Cơ sở hạ tầng; Chính sách phát triển DLST; Truyền thông và quảng bá.

Hàm ý quản trị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:

Chú trọng bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên

Phát triển du lịch cần gắn với gìn giữ môi trường sinh thái, tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Địa phương nên cụ thể và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật Du lịch và Luật Bảo vệ môi trường. Ngành du lịch và các ngành có liên quan như ngành nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch tại địa phương. Ngoài ra, để đảm bảo cảnh quan môi trường, cũng cần chú trọng tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương và du khách.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Địa phương cần xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển hạ tầng phù hợp với tiềm năng du lịch của mình, tạo ra cơ sở hạ tầng đồng bộ hiệu quả và hỗ trợ cho phát triển DLST.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức liên quan, bao gồm: việc thiết lập các chính sách hỗ trợ, đơn giản hóa quy trình đăng ký kinh doanh, cung cấp hỗ trợ tư vấn, giải quyết vướng mắc pháp lý và tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý, như: miễn thuế, hỗ trợ về đất đai, hoặc hỗ trợ tài chính.

Phát triển đa dạng cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi, giải trí thể thao. Phát triển các dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu du lịch nghỉ dưỡng và đồng thời đầu tư vào các hoạt động vui chơi, giải trí và thể thao, như: công viên, sân golf và các hoạt động thể thao nước để thu hút khách du lịch.

Xây dựng thêm các trung tâm thông tin du lịch trực tiếp hoặc trang thông tin trực tuyến để cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho du khách. Trung tâm thông tin du lịch cần có các tài liệu, bản đồ, thông tin về các điểm tham quan, dịch vụ du lịch và các chương trình hoạt động du lịch.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ trực tuyến, hệ thống đặt phòng và thông tin du lịch trực tiếp cho du khách. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm và giúp du khách dễ dàng tìm hiểu và đặt dịch vụ du lịch.

Bảo vệ bản sắc và các di sản văn hóa

Xác định, đánh giá và bảo tồn các di sản văn hóa quan trọng. Điều này bao gồm việc nghiên cứu và ghi nhận các yếu tố văn hóa đặc trưng, xây dựng kế hoạch bảo tồn và triển khai biện pháp bảo vệ, như: tu sửa, bảo dưỡng và tái tạo các công trình và di tích văn hóa.

Quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch, giới hạn số lượng du khách đối với địa điểm cần thiết và xây dựng các quy định và chính sách bảo vệ di sản văn hóa.

Tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tương tác với cộng đồng địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống, trải nghiệm ẩm thực bản địa và học hỏi về lối sống địa phương. Điều này giúp du khách hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, lưu giữ và phát huy tích cực truyền thống văn hoá địa phương

Tăng cường giáo dục, tạo nhận thức cho du khách và cộng đồng về giá trị văn hóa và tầm quan trọng của việc bảo vệ, tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương. Cung cấp thông tin về các di sản văn hóa, quy tắc và hướng dẫn cho du khách để đảm bảo hành vi du lịch đúng mực và tôn trọng văn hóa địa phương.

Tạo ra sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm: chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ. Sự hợp tác đa phương có thể giúp tăng cường khả năng quản lý và bảo tồn di sản văn hóa thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực.

Thực hiện đánh giá và theo dõi định kỳ về tình trạng bảo vệ và phát triển di sản văn hóa. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đã được triển khai và điều chỉnh cần thiết để đảm bảo bảo vệ hiệu quả di sản văn hóa trong thời gian dài.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Trong thời gian tới, địa phương nên tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên. Đồng thời, kết hợp khai thác thế mạnh của văn hóa truyền thống, tăng cường liên kết, lồng ghép các hoạt động văn hóa, tạo sản phẩm bổ trợ, đặc trưng nhằm quảng bá, thu hút du khách.

Chính sách phát triển DLST

Chính sách phát triển du lịch tạo ra môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của du lịch. Chính sách về di trú nên linh hoạt, quy trình đơn giản để thu hút du khách trong, ngoài nước và tạo thuận lợi cho việc du lịch. Địa phương cũng cần có những quy định về đảm bảo an toàn và bảo vệ du khách. Các biện pháp bảo đảm an ninh, kiểm soát dịch bệnh, quản lý môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin và thu hút khách du lịch. Các quy định và quản lý việc thăm quan, bảo vệ và phục hồi các địa điểm di sản có thể đảm bảo sự bền vững và duy trì khả năng cung cấp trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách. Đồng thời, địa phương cũng cần chú ý tới vấn đề quản lý giá cả. Gia cả hợp lý giúp thu hút du khách, tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương và đảm bảo sự cạnh tranh và bền vững cho ngành du lịch.

Truyền thông và quảng bá

Tạo các chiến dịch truyền thông sáng tạo và hiệu quả nhằm quảng bá về DLST và giới thiệu các điểm đến độc đáo trong Huyện. Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông, như: trang điện tử, mạng xã hội, thước phim, hình ảnh và bài viết để tạo sự chú ý và niềm hứng thú cho du khách.

Chú trọng các sự kiện và hoạt động gắn kết cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của người dân địa phương, du khách. Các hoạt động, như: lễ hội văn hóa, lễ hội hoa quả theo mùa, cuộc thi, chương trình giao lưu văn hóa và các hành trình du lịch cộng đồng có thể tạo ra sự tương tác tích cực giữa du khách và cộng đồng địa phương, đồng thời tăng cường nhận thức về DLST./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Garcia-Melon, M., Gomez-Navarro, T., and Acuua-Dutra, S., (2012), A combined ANP-delphiapproach, to evaluate sustainable tourism, Enviromenttal Impact Assessment Review, 34, 41-50.

2. Nguyễn Phước Hoàng (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST bền vững tỉnh Cà Mau, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56 (2D), 185-194.

3. Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 9 (1) , 93-100.

4. Võ Văn Phong (2011), Nghiên cứu phát triển DLST cộng đồng tại Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Văn Đông (2014), Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ngày nhận bài: 18/10/2024; Ngày phản biện: 30/10/2024; Ngày duyệt đăng: 13/11/2024