Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng, nhiều người vẫn đinh ninh rằng mình luôn quá bận rộn và thiếu thời gian. Một ngày làm việc của họ có thể bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc muộn hơn 5 giờ chiều, thậm chí đến lúc chuẩn bị đi vào giấc ngủ thì thói quen của họ là kiểm tra tin nhắn hoặc email công việc. Phần đông vẫn nhận địnhtrạng thái này là của người có cơ hội thành công rất cao trong tương lai. Nhưng thực tế, bận rộn không phải là thước đo của thành công. Đó là dấu hiệu của một người đang không kiểm soát được cuộc sống của mình. 8 giờ một ngày là đủ để giải quyết công việc nếu chọn được phương pháphợp lý. Vì thế, thay vì bận rộn, hãy chọn cách làm việc hiệu quả. Vậy làm thế nào để từ bỏ thói quen bận rộn quá mức cần thiết? Careerlink gợi ý đến bạn 4 bí quyết để thực hiện điều đó.

Lên kế hoạch theo ngày và deadline cụ thể

Việc của bạn mỗi ngày không phải là làm hết tất cả các công việc liên quan đến chuyên môn của mình. Theo quy luật 80:20, 80% kết quả công việc đến từ 20% việc bạn làm. Bạn cần xác định đâu là 20% nhiệm vụ chủ chốt ảnh hưởng đến 80% kết quả công việc và lập kế hoạch thực hiện chúng theo thứ tự ưu tiên. Bí quyết của người thành công là làm “đúng việc” (do right thing) thay vì làm “việc đúng” (do thing right). Điều đó có nghĩa, bạn nên làm những việc quan trọng thay vì làm toàn bộ những việc chỉ đúng mà không hiệu quả.

Bất kỳ công việc nào cũng cần có deadline hoàn thành để tạo động thực thúc đẩy hành động và loại bỏ tính trì hoãn. Hãy làm việc có chủ đích và kế hoạch.

Tập trung làm việc

Một trong những vấn đề lớn nhất mà phần đông người đi làm hoặc tìm việc làm tại Long An, TPHCM... gặp phải là dễ dàng phân tâm. Hiện nay, yêu cầu cần thiết cho các vị trí chuyên mônlà khả năng đa nhiệm, có kỹ năng giải quyết nhiều công việc. Nhưng điều này thường hay bị hiểu nhầm thành giải quyết nhiều việc cùng lúc. Thực tế, đó là hành động kém khoa học.

Khi có quá nhiều luồng thông tin tác động, bạn dễ dàng xao nhãng và làm giảm hiệu suất làm việc. Vì thế, hãy tập trung cao độ giải quyết từng nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và tạm gác (hoặc ủy quyền cho người hỗ trợ) công việc ít quan trọng hơn.

Tạm ngưng mọi kết nối không liên quan như mạng xã hội, tin nhắn, cuộc gọi, email để hoàn thành công việc và dành riêng một khoảng thời gian cố định trong lịch trình cho việc kiểm tra và xử lý chúng. Không ai có năng lực siêu phàm để làm tốt tất cả công việc cùng lúc. Hãy ưu tiên tập trung vào 20% công việc mang đến 80% hiệu quả.

Chia nhỏ các khoảng thời gian làm việc

Tại sao bạn không thể duy trì trạng thái tỉnh táo làm việc trong một thời gian dài, dù sức khỏe của bạn không hề có vấn đề?

Theo nghiên cứu, hiệu suất của bộ não có tính chu kỳ. Cứ sau mỗi 90 phút làm việc, bộ não sẽ giảm hiệu suất và cần 20 phút để nghỉ ngơi. Điều này giải thích cho tình trạng khi làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ rất khó tập trung. Hãy quan tâm đến “tiếng lòng” của bộ não và lên kế hoạch làm việc đảm bảo rằng sau mỗi thời gian tập trung cao độ là khoảng nghỉ để tái tạo năng lượng.

Ngừng nói “Tôi quá bận!”

Ngừng “thôi miên” chính mình rằng bạn đang quá bận rộn. Việc bạn tiêm nhiễm ý nghĩ “bận rộn, áp lực, căng thẳng” vào tâm trí khiến cho bộ não kiệt quệ dần. Thay vì thế, hãy cho bộ não tín hiệu tích cực để làm việc như tự nhủ rằng“Tôi có thể hoàn thành công việc một cách trôi chảy”,“Tôi sẽ hoàn tất kế hoạch trước x giờ chiều nay”,“Tôi có đủ thời gian để hoàn thành chúng”. Việc kiểm soát suy nghĩ khiến bộ não được duy trì ở trạng thái thông thái và sáng suốt. Từ đó khiến công việc của bạn thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.

Một ngày làm việc bận rộn hay một ngày làm việc hiệu quả không phải là kết quả ngoài tầm kiểm soát, đó là một lựa chọn. Hãy lựa chọn điều tích cực hơn và thực hiện nó, bạn nhé!