Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác Trung ương về dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra sáng nay (ngày 9/10), tại Sóc Trăng.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định số 995/QĐ-TTg, ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu.

Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch với sự phát triển của quốc gia, vùng và địa phương. Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành trên cả nước và 1 trong 2 tỉnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phê duyệt quy hoạch. Đây là căn cứ, định hướng tiền đề để Sóc Trăng hiện thực hóa khát vọng phát triển.

“Đề nghị tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với thực hiện Nghị quyết TW, nhất là Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, định kỳ rà soát, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai quy hoạch…”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng, Sóc Trăng sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu vực phát triển năng động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Để triển khai thực hiện thành công quy hoạch, đòi hỏi Tỉnh phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.../.