Đau đầu khi chọn ngành nghề trước ngưỡng đại học
Việc lựa chọn ngành nghề luôn là quan tâm hàng đầu đối với phụ huynh và học sinh, nhất là vào mỗi mùa tuyển sinh. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy có đến 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, 57% phải học thêm ngành khác để chờ đợi cơ hội tìm được việc làm ưng ý. Lý do chủ yếu do các bạn trẻ đã chọn sai ngành nghề ngay từ đầu.
Chuyên gia giáo dục lưu ý các bạn trẻ khi chọn nghề là phải hiểu rõ sở trường, đam mê của bản thân. Việc lựa chọn trường học phù hợp với khả năng, tính cách, sở thích sẽ giúp bạn thêm say mê, hứng thú trong học tập. Đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công sau này. Các bạn trẻ cần sống thật với chính mình để đưa ra những lựa chọn sáng suốt trước ngưỡng cửa đại học.
Thế nhưng để chọn một nghề phù hợp chúng ta cần lưu ý nhưng vấn đề sau:
1. Chọn nghề trước, chọn trường sau
Muốn tìm được trường phù hợp, trước hết chúng ta cần biết, cần xác định mình sẽ làm nghề gì. Chọn nghề trước rồi mới chọn trường. Nhiều bạn đã xác định được điều này nhưng thực tế thì có rất nhiều điều trái ngược xảy ra trong quá trình chọn nghề, chọn trường của các bạn sắp bước snag một thử thách mới. Nhiều bạn khi đăng kí dự thi vào các trường đại học đã không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn trường thi chỉ vì trường đó nổi tiếng và danh giá. Có bạn chọn trường đại học để dự thi chỉ vì điểm chuẩn của năm trước thấp và có thể bảo đảm cho bạn một tấm vé vào đại học.
2. Chúng ta cần vượt qua sự tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự đúng đắn khi chọn nghề như:
+ Chọn nghề theo sư áp đặt của người khác
+ Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
+ Chọn nghề may rủi.
+ Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học.
+ Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.
+ Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền.
+ Chọn nghề “gấp, rút” mà không có sự kiên nhẫn, hy sinh.
+ Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
Muốn chọn nghề phù hợp thực sự, cần phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình hướng nghiệp. Không thể chờ đợi việc được hướng nghiệp mà bản thân mỗi người phải thực hiện sự tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân.
3. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu nhiều nhất có thể có về những ngành nghề trong xã hội.
Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…
+ Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
+ Nội dung và tính chất lao động của nghề.
+ Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
+ Những chống chỉ định y học.
+ Những điều kiện đảm bảo cho người lao động khi làm nghề.
+ Những nơi có thể học nghề.
+ Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề là điều quan trọng. Nhất thiết, muốn chọn nghề phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động.
Bình luận