Doanh nghiệp trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0: “Không học, thì sẽ chết”
Ngày 06/09/2017, Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia (Vinen) tổ chức hội thảo quốc tế “Việt
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức với Việt Nam
Hiện nay thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng. Cụ thể, cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất năm 1784 sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 năm 1870 sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 năm 1969 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Tới ngày nay, một cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 đang được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3, đó là sự kết hợp của 3 ngành: kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Lê Thẩm Dương, chuyên gia kinh tế cho rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 có 3 đặc điểm sau:
Đặc điểm thứ nhất của cuộc cách mạng này, đó là: tốc độ đột phá quá cao và biểu hiện đột phá là thay đổi theo hàm số mũ, chứ không phải theo đường tuyến tính. Thay đổi đến mức một cái máy khâu của Mỹ bằng năng suất lao động của 17 người Việt
Đặc điểm thứ hai là phá vỡ toàn bộ các ngành công nghiệp và khi phá vỡ xong thì thay đổi tư duy quản lý, quản trị của con người. Ví dụ như ở các siêu thị của Nhật không có người nào quản lý cả.
Đặc điểm thứ ba của cuộc cách mạng này đó là có 3 cái lõi: kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý. Trong kỹ thuật số, biểu hiện là trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, chứ không phải con người kết nối; hành xử trên chuỗi số liệu, chứ không phải một vài số liệu. Trong công nghệ sinh học, biểu hiện là các biến đổi đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trong lĩnh vực vật lý, các robot thế hệ mới với hệ thống 3d, ô tô tự lái, với vật liệu hoàn toàn mới… sẽ ra đời.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc sẽ thay thế con người |
Kết quả của cuộc cách mạng này sẽ đẩy bất bình đẳng đến tột cùng. Khoa học, công nghệ, kinh tế sẽ dồn về các nước phát triển. Ví dụ, ngành dệt may của Việt Nam sẽ về Mỹ và hết thời Việt Nam là công xưởng của thế giới, bởi năng suất một cái máy khâu của Mỹ đã bằng năng suất của 17 lao động Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam lại đang có những điểm hạn chế và khó theo kịp cuộc cách mạng này, đó là: trình độ phát triển ở các vùng của Việt Nam rất không đồng đều, có nơi thì đang thuộc 1.0, có nơi 2.0, và có nơi 3.0, cho nên Việt Nam muốn nhảy vọt trong cuộc cách mạng cũng chết, mà đi tuần tự thì cũng bỏ lỡ hết cơ hội.
Tiếp đó là chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi công nghiệp 4.0 cần nhân lực “não”, thì Việt Nam lại toàn nhân lực “cơ bắp”. Trong khi lề lối làm việc của cuộc cách mạng này là tác phong công nghiệp, thì Việt
TS. Lê Thẩm Dương nhấn mạnh: “Các thách thức ấy đè nặng lên dân tộc ta và kết quả là đi làm thuê cũng khó vì cuộc cách mạng này triệt tiêu toàn bộ lao động giản đơn. Điều này đòi hỏi, từ thể chế đến mô hình kinh thế phải nâng cái “não” lên, bằng cách đào tạo và tự đào tạo”.
Cơ hội chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực đáp ứng
Theo các đại biểu tại hội thảo, mặc dù Cách mạng Công nghiệp 4.0 có nhiều thách thức đối với Việt Nam, nhưng cũng sẽ đem đến các cơ hội cho những doanh nghiệp có năng lực đáp ứng. Chính vì vậy, việc làm cần thiết nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt
Theo PGS, TS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, một trong những năng lực cần thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Bởi, hiện nay tất cả các xu thế, như: điện toán đám mới, trí tuệ nhân tạo, in 3D, bảo mật… chỉ chạy được trên những thiết bị có kế nối internet.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lee Beom Jae, Cựu CEO SamSung Hàn Quốc cũng cho biết, thế giới đang thay đổi từng ngày, nên buộc các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn phải cải tiến. Bởi, trong tương lai, trí thông minh nhân tạo, như: in 3d, robot… hoàn toàn có thể được ứng dụng vào sự phát triển của các sản phẩm công nghệ cao.
Còn theo ông Yamamoto Dinh, Phó Tổng Giám đốc BMW, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì doanh nghiệp nên nhẫn nhịn học hỏi, đừng vội vàng mà không thành công, nhưng cũng đừng suy nghĩ lâu quá mà mất cơ hội. Giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhẫn nhịn học hỏi các nước khác để phát triển.
TS. Lê Thẩm Dương cũng cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, “không học, thì sẽ chết” hay “không đẩy “não” lên là thua”. Tuy nhiên, não cực tốt cũng có thể sẽ thua, nếu không có chiến lược.
Ngoài ra, một năng lực quan trọng khác để thành công trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được TS. Lê Thẩm Dương đề cập tới, đó là năng lực kết nối nhằm tìm được cộng sự tốt, từ đó hợp tác cùng phát triển./.
Bình luận