Từ khóa: năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp, doanh nghiệp, ngành điện tử

Summary

The article uses enterprise survey data for the electronics industry in Vietnam to identify the factors that determine labor productivity of Vietnamese electronics enterprises in the period 2011-2021 using the Generalized Method of Moments (GMM) estimation proposed by Arellano and Bond in 1991. The estimation results show that the level of science and technology, the level of capital equipment and the business environment have a positive impact on labor productivity in the electronics industry. Meanwhile, inflation is a barrier to increasing labor productivity of businesses.

Keywords: labor productivity, total factor productivity, enterprises, electronics industry

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam bắt đầu hình thành từ giữa những năm 1960 nhưng chỉ thực sự bắt đầu phát triển sau năm 1994 khi có sự tham gia đầy đủ của các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đã đổi mới phương thức hoạt động và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao NSLĐ và hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nước ta với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 114 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2021, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bộ Công Thương, 2023). Mặc dù ngành điện tử Việt Nam được đánh giá là ngành đầy tiềm năng phát triển, song đây vẫn là ngành công nghiệp non trẻ và phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa chưa cao. Bên cạnh đó, NSLĐ của ngành điện tử mặc dù được đánh giá cao hơn một số các ngành công nghiệp khác với NSLĐ bình quân khoảng 200 triệu đồng/lao động năm 2020[1], tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, NSLĐ ngành điện tử cao do vốn đầu vào cao, việc tăng NSLĐ ngành điện tử nhờ đóng góp của đổi mới công nghệ, sản phẩm hay phương thức quản lý còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra các nhân tố quyết định NSLĐ của doanh nghiệp trong ngành điện tử Việt Nam là rất quan trọng, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để tăng NSLĐ, thúc đẩy sản xuất và phát triển, nâng cao vị thế của ngành điện tử.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

NSLĐ là tỷ lệ giữa chỉ số khối lượng đầu ra và chỉ số lao động đã sử dụng, phản ánh mức độ hiệu quả của lao động (trên khía cạnh khả năng hoặc mức độ tập trung nỗ lực của cá nhân người lao động) được sử dụng để tạo ra đầu ra trong một giai đoạn nhất định, thường là 1 năm. Tăng NSLĐ là tăng thêm khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ một đơn vị lao động hoặc giảm bớt lao động nhưng vẫn đảm bảo sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm như cũ. Tăng NSLĐ là yếu tố quan trọng để tăng khối lượng sản phẩm, rút bớt lao động sống, vừa giảm nhẹ sức lao động cho người sản xuất, vừa là cơ sở để chuyển một phần lao động từ ngành này sang ngành khác, đảm bảo từng bước phân công lại lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Phân tích nguồn gốc của tăng trưởng năng suất là nghiên cứu tác động khác nhau trong cấu trúc ngành đối với tăng trưởng NSLĐ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay chuyển dịch giữa các ngành kinh tế là quá trình dịch chuyển nguồn lực, như: lao động, vốn, đất đai..., được xem là một kênh tác động mạnh mẽ đến tăng NSLĐ. Bên cạnh đó, tăng trưởng NSLĐ nội bộ ngành phản ánh sự cải thiện NSLĐ khi không có sự chuyển dịch lao động và quy mô lao động mỗi ngành không thay đổi. Yếu tố này, về một khía cạnh nào đó, có thể được coi là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vì tăng trưởng NSLĐ còn là kết quả của việc áp dụng tiến bộ công nghệ, cải thiện phương pháp quản lý, đào tạo, cải thiện kỹ năng và chất lượng lao động… (Nguyễn Quốc Tế và Nguyễn Thị Đông, 2013). Ngoài ra, các yếu tố về con người, hay các đặc điểm của doanh nghiệp như số năm hoạt động, loại hình doanh nghiệp..., cũng được xem xét nhằm cải thiện năng suất (Karlsson and Nystrom, 2003).

Mô hình nghiên cứu

Với mục đích đánh giá định lượng các nhân tố quyết định NSLĐ của doanh nghiệp ngành điện tử, tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến số trong phân tích các nhân tố tác động tới năng suất doanh nghiệp ở cấp độ vi mô như sau:

Các nhân tố quyết định năng suất lao động doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam giai đoạn 2011-2021*

Trong đó:

- TFP là giá trị các nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành điện tử;

- size là quy mô doanh nghiệp thuộc ngành điện tử;

- age là số năm hoạt động của doanh nghệp thuộc ngành điện tử;

- hhi là chỉ số tập trung công nghiệp thuộc ngành điện tử;

- pci là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Các chỉ số i, j, t thể hiện doanh nghiệp thứ i, trong ngành thứ j, năm thứ t, và tỉnh thứ p.

X là tập hợp các biến số kiểm soát bao gồm:

- Hoạt động xuất nhập khẩu bằng 1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành điện tử có xuất khẩu hoặc nhập khẩu và ngược lại bằng 0.

- Loại hình doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp = 1, ngược lại = 0.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): Trong nghiên cứu sử dụng chỉ số PCI, bởi vì PCI là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế, chỉ số PCI có thể được lấy làm biến số đại diện cho các yếu tố chính sách của nhà nước.

- Ngành sản xuất, kinh doanh.

- Vùng sản xuất, kinh doanh.

Các biến số được mô tả tại Bảng 1.

Mô tả số liệu

Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm cho giai đoạn 2011-2021.Về loại hình doanh nghiệp, tác giả phân loại theo tiêu chí của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005. Về quy mô doanh nghiệp, tác giả phân chia dựa trên Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, nghiên cứu phân chia quy mô doanh nghiệp dựa trên tiêu chí lao động thành 4 loại chính: doanh nghiệp siêu nhỏ (10 lao động trở xuống), doanh nghiệp nhỏ (từ trên 10 lao động đến 200 lao động), doanh nghiệp vừa (từ trên 200 lao động đến 300 lao động) và doanh nghiệp lớn (trên 300 lao động).

BẢNG 1: MÔ TẢ BIẾN SỐ

Biến số

Cách tính

Nguồn thu thập số liệu

Đầu vào trung gian

Lôga chi phí trung gian của doanh nghiệp

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Mức độ trang bị vốn/lao động

Vốn/lao động

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Sự tham gia doanh nghiệp FDI

Horizontal

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Lan tỏa ngược

Backward

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Lan tỏa xuôi

Forward

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Mức độ tập trung ngành

Chỉ số Herfindahl - Hirschman

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

TFP

Tính toán từ mô hình bán tham số

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Số năm hoạt động sản xuất, kinh doanh

Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Từ Điều tra doanh nghiệp, GSO

Tăng trưởng kinh tế

GDP

GSO

Lạm phát

CPI

GSO

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PCI

VCCI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tác động của các nhân tố tới NSLĐ ngành điện tử được thực hiện thông qua ước lượng hàm năng suất của doanh nghiệp đã trình bày ở trên. Đây là mô hình kinh tế lượng dạng động: biến trễ về năng suất sẽ được đưa vào vế bên phải của mô hình. Điều này giả định năng suất của doanh nghiệp trong nước không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại sinh, trong đó có FDI, mà còn phụ thuộc vào chính yếu tố năng suất của doanh nghiệp đó từ các năm trước. Yếu tố nội sinh của biến FDI được đề cập nhiều trong phân tích định lượng. Để khắc phục yếu tố này, phương pháp ước lượng GMM dựa trên mô hình động của của Arellano và Bond (1991) được áp dụng cho Việt Nam. Về nguyên tắc, biến FDI được coi là nội sinh, và mô hình sẽ dùng các biến công cụ là các biến trễ và toàn bộ các biến ngoại sinh khác. Điểm chú ý đầu tiên là các biến thể hiện mức độ tập trung của ngành, cũng như quan hệ xuất khẩu đều có ý nghĩa thống kê và có dấu như dự định. Kết quả ước lượng từ mô hình được thể hiện trong Bảng 2, trong đó, mô hình được trình bày đã vượt qua các kiểm định chuẩn đoán của mô hình.

BẢNG 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI NSLĐ NGÀNH ĐIỆN TỬ THEO QUY MÔ DOANH NGHIỆP

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

VARIABLES

Chung

DNSN

DNN

DNV

DNL

Đỗ trễ NSLĐ

0,002**

0,003*

0,003***

-0,002

0,002

(0,001)

(0,002)

(0,001)

(0,003)

(0,001)

Đầu vào trung gian

0,106***

0,109***

0,106***

0,106***

0,104***

(0,001)

(0,001)

(0,001)

(0,003)

(0,002)

Mức độ trang bị vốn/lao động

0,237***

0,242***

0,234***

0,228***

0,233***

(0,001)

(0,002)

(0,001)

(0,008)

(0,007)

FS (Tham gia của FDI)

-0,131***

-0,138***

-0,128***

-0,113***

-0,116***

(0,001)

(0,002)

(0,001)

(0,006)

(0,006)

Độ trễ FS

-0,002***

-0,000

-0,002***

-0,014***

-0,009***

(0,000)

(0,001)

(0,001)

(0,003)

(0,002)

Lôga Hori

0,020*

0,019

0,017

0,028

0,015

(0,011)

(0,028)

(0,012)

(0,028)

(0,037)

Đỗ trễ lôga Hori

-0,071***

-0,109***

-0,080***

-0,049***

-0,049***

(0,011)

(0,036)

(0,015)

(0,011)

(0,011)

Lôga Backward

0,006

0,002

0,009

0,018

(0,012)

(0,026)

(0,014)

(0,036)

Đỗ trễ Lôga Backward

0,039**

0,060

0,055**

0,000

(0,015)

(0,037)

(0,023)

(0,000)

Lôga Forward

0,010***

0,009***

0,010**

0,007

0,000

(0,004)

(0,003)

(0,005)

(0,027)

(0,000)

Đỗ trễ Lôga Forward

-0,015*

-0,007***

-0,020

0,008

0,006

(0,009)

(0,001)

(0,014)

(0,009)

(0,011)

HHI

2,715***

3,669***

2,624***

2,666***

2,867***

(0,111)

(0,267)

(0,131)

(0,385)

(0,364)

TFP

1,002***

1,003***

1,001***

1,002***

1,003***

(0,001)

(0,001)

(0,001)

(0,002)

(0,002)

Loga GDP

0,094***

0,105***

0,107***

0,063*

0,070**

(0,010)

(0,035)

(0,012)

(0,038)

(0,027)

Chỉ số CPI

-0,659***

-0,580***

-0,668***

-0,613***

-0,590***

(0,018)

(0,059)

(0,022)

(0,080)

(0,052)

Loga PCI

0,190***

0,339***

0,198***

0,114***

0,136***

(0,010)

(0,035)

(0,012)

(0,030)

(0,025)

Constant

0,618***

0,487*

0,555***

0,606**

0,423**

(0,068)

(0,252)

(0,089)

(0,249)

(0,212)

Observations

5.376

826

3.355

441

754

Number of id

1.768

464

1.135

210

292

*** p < 0,01, ** p < 0,05, *p < 0,1

Nguồn: Kết quả ước lượng từ số liệu Điều tra doanh nghiệp, GSO

Kết quả cho thấy, độ trễ của NSLĐ cho toàn bộ mẫu tăng 1% sẽ làm cho NSLĐ trong doanh nghiệp tăng khoảng 0,002% và kết quả khác nhau đối với từng quy mô doanh nghiệp, tương ứng doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ tăng 0,003%; tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn, thì không có tác động. Điều này chỉ ra rằng, việc gia tăng NSLĐ của thời kỳ trước có ảnh hưởng đến mức tăng NSLĐ của thời kỳ hiện tại ở các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn ngành điện tử.

Mức độ trang bị vốn và lao động, mức độ tập trung ngành đều có tác động tích cực đến NSLĐ. Kết quả ước lượng là phù hợp cả về thực tiễn và lý thuyết so với các nghiên cứu trước đó.

Yếu tố Công nghệ được thể hiện qua biến số TFP có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đối với các loại quy mô doanh nghiệp. Điều này cho thấy, đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng NSLĐ của doanh nghiệp ngành điện tử là khá tốt. Thực tế cũng chỉ ra rằng, những doanh nghiệp nào trong ngành điện tử có công nghệ tốt hơn, thì có khả năng đáp ứng được những đơn hàng với những yêu cầu cao hơn.

Kết quả đáng ngạc nhiên là sự tham gia của doanh nghiệp FDI được tính bằng bình quân số doanh nghiệp FDI của ngành trên tổng số doanh nghiệp FDI cả nước, có tác động tiêu cực đến NSLĐ. Điều này có thể giải thích rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp FDI trong ngành chưa thực sự thúc đẩy việc tăng năng suất của ngành điện tử Việt Nam, do sự tham gia của người lao động tại khu vực FDI ngành điện tử chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và cung cấp các dịch vụ, linh kiện đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp.

Các biến số ngoại sinh trong mô hình, bao gồm: Chỉ số tăng trưởng (GDP), Chỉ số lạm phát (CPI) và Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết quả ước ượng cho thấy, Môi trường kinh doanh và Tăng trưởng kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến NSLĐ, trong khi Lạm phát là nhân tố cản trở NSLĐ trong ngành công nghiệp điện tử.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Phát hiện từ phân tích định lượng các nhân tố tác động đến NSLĐ ngành điện tử cho thấy vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc tăng NSLĐ của doanh nghiệp ngành điện tử. Việc đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D) chưa được nhiều doanh nghiệp ngành điện tử quan tâm đúng mức, trong khi đây chính là khâu đặc biệt quan trọng, tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm xuất khẩu; cùng với đó, chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành điện tử, thiết kế thời trang chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Để công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phát triển mạnh, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư cho hoạt động R&D; doanh nghiệp phải chủ động, không trông chờ vào doanh nghiệp nước ngoài. Ðồng thời, các doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với nhau để tạo các trung tâm R&D quy mô, hiện đại…, bởi đây là vấn đề cốt lõi để tăng giá trị gia tăng cho ngành.

Bên cạnh đó, sự cải thiện về môi trường chính sách thông qua chỉ số PCI có tác động tích cực tới NSLĐ của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, trong điều hành vĩ mô, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện chỉ số PCI của các địa phương.

Ngoài ra, lan tỏa xuôi (Forward) có tác động tiêu cực tới NSLĐ của nhóm doanh nghiệp lớn của ngành điện tử. Điều này cũng cho thấy sự tham gia của doanh nghiệp FDI có thể cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp lớn ngành điện tử Việt Nam. Liên kết xuôi xảy ra khi nhà cung cấp chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hoặc giá đầu vào rẻ hơn, giúp doanh nghiệp đạt năng suất cao hơn. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp toàn diện như ban hành các chính sách ưu đãi thỏa đáng để thúc đẩy liên kết xuôi giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp điện tử trong nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arellano and Bond. (1991), ome Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations., Review of Economic Studies, 1991, vol. 58, issue 2, 277-297.

2. Blundell, R., & Bond, S. (1998), Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics, 87(1), 115–143. doi:10.1016/S0304-4076(98)00009-8.

3. Bộ Công Thương (2023), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, Nxb Hồng Đức.

4. Crafts, N. F. R. (2003), Quantifying the Contribution of Technological Change to Economic Growth in Different Eras: A Review of the Evidence (No. 79/03; Working Paper). Department of Economic History, London School of Economics.

5. Godin, B. (2015). Technological Change: What do Technology and Change stand for? (Working Paper No. 24). Project on the Intellectual History of Innovation.

6. Hall B. H., and Mairesse J. (1995), , Journal of Econometrics, 65(1), 263-293.

7. Hansson, Pär and Nan Nan Lundin (2004), Exports as an Indicator on or Promoter of Successful Swedish Manufacturing Firms in the 1990s, Review of World Economics/Weltwirtschaftliches Archiv, 140, 415-445.

8. Joseph Farrell and Carl Shapiro. (2021), The 2010 Horizontal Merger Guidelines After 10 Years, Review of Industrial Organization, Springer, The Industrial Organization Society, 58(1), 1-11, February.

9. Karlsson C., and K. Nystrom (2003), Exit and Entry over the Product Life Cycle:

10. Lars Hansen (1982), Large Sample Properties of Generalized Method of Moments Estimators, Econometrica, 50(4), 1029-1054.

11. OECD (2001), Measuring Productivity-Measurement of Aggregate and Industry-Level Productivity Growth [OECD Manual], Organisation for Economic Co-operation and Development.

12. Papadogonas, Theodore and Fotini Voulgaris (2005), Labor Productivity Growth in Greek Manufacturing Firms. Operational Research, 5(3), 459-472.

TS. Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,

ThS. Lê Thị Minh - Viện Chiến lược phát triển

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03, tháng 02/2024)


[*] Bài báo là sản phẩm của đề tài cấp Bộ: “Xây dựng, công bố báo cáo thường niên và cập nhật, hướng dẫn khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu về năng suất các ngành công nghiệp” – Bộ Công Thương.

[1] Tính toán của tác giả.