Gỡ khó cho xuất khẩu tiểu ngạch
Khó tránh khỏi rủi ro
Phương thức xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, song theo đánh giá của Bộ Công Thương, thương mại biên giới vẫn là thành phần tất yếu trong giao dịch, giao thương giữa Việt
Bằng chứng là tình trạng ùn tắc của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn đang diễn ra, điển hình như: gạo, dưa hấu…Nếu như mặt hàng dưa hấu bị ùn tắc trước Cửa khẩu Tân Thanh thì đến lượt mặt hàng gạo ùn ứ tại Cửa khẩu Lào Cai.
Chia sẻ về tình trạng ùn tắc mặt hàng gạo tại cửa khẩu Lào Cai, tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2015 của Bộ Công Thương, ông Lê Biên Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc không tránh khỏi những rủi ro.
Bởi nếu xuất khẩu qua cửa khẩu chính, thì thuế suất của mặt hàng gạo là 17%, ngoài ra còn bị kiểm soát chặt chẽ từ tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt
Có cái nhìn tổng quát hơn, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất - nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện xuất khẩu nông sản của Việt Nam về cơ bản vẫn được tiến hành thông qua con đường chính ngạch với số lượng hợp đồng lớn, giao hàng qua đường biển chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, chỉ có 1/3 hàng hóa nông sản xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.
Dù chỉ 1/3 lượng hàng hóa được xuất qua đường tiểu ngạch, nhưng phương thức này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro từ việc thay đổi chính sách trong kiểm dịch, tiêu thụ… không được thông báo trước, hoặc do năng lực giao nhận, hạ tầng tại những lối mở không phát triển kịp làm giảm năng lực thông quan dẫn đến ùn tắc.
Hiện tại, tình trạng ùn tắc xuất khẩu gạo đã cơ bản được giải quyết, chỉ còn vài chục xe nên tình trạng ùn ứ không còn ở mức căng thẳng. Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo bằng văn bản đến với địa phương, Hiệp hội lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo trong việc thống nhất để thông quan toàn bộ số gạo trước khi xem xét những đơn hàng xuất khẩu gạo tiếp theo.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm 2015 tăng hơn 20%. Dù vậy, tại Hội nghị gỡ khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ngày 4-5 do Bộ Công Thương tổ chức, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt
Bởi, bài toán tiêu thụ nông sản dù đã biết trước và năm nào cũng có hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ. Với mặt hàng rau quả chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc nhưng thực sự thời gian qua xuất khẩu không hiệu quả. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa vụ chính của các loại hoa quả, như: dưa hấu, thanh long, vải... là lại diễn ra tình trạng ùn ứ ở cửa khẩu.
Đây là bài toán mà năm nào Việt
Biện pháp nào?
Trước những rủi ro và khó kiểm soát của xuất khẩu tiểu ngạch, nhiều ý kiến cho rằng, nên xem xét lại chính sách xuất - nhập khẩu tiểu ngạch bằng việc hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế tiểu ngạch.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, do đặc thù của Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có chung đường biên giới, hoạt động thương mại qua biên giới sẽ là thành phần tất yếu trong giao dịch, giao thương giữa hai nước.
“Trong quan hệ giao thương giữa Việt
Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, đại diện của Hiệp hội Rau quả Việt
Với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, các loại nông sản, kể cả gạo, xuất khẩu sang biên giới chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch tăng rất nhanh, do thủ tục thương mại cũng như quy định về kiểm dịch thực vật đơn giản hơn so với xuất khẩu chính ngạch. “Nếu như không tổ chức lại sản xuất, không tăng cường xuất khẩu chính ngạch thì sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn tại cửa khẩu khi vào mùa vụ chính,” Thứ trưởng Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương là phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương xem xét thúc đẩy thương mại tiểu ngạch với Trung Quốc, trong đó có những nội dung liên quan tới các biện pháp mở rộng cửa khẩu và thông quan.
"Mục tiêu về tăng trưởng kim ngạch chỉ là một phần, quan trọng hơn là đảm bảo tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân", ông Tuấn Anh nói.
Ở khía cạnh khác, theo đánh giá của Bộ Công Thương, khâu yếu hiện nay chính là khâu tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Do vậy, tái cơ cấu nông nghiệp và tổ chức sản xuất là khâu quan trọng.
“Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành nghị định mới về hợp tác xã để doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã trong khâu tổ chức sản xuất”, ông Tuấn Anh nói.
Chính vì vậy, theo lãnh đạo Vụ Thương mại biên giới và Miền núi, vấn đề đặt ra là cần xây dựng cơ chế tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ; Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu qua các cửa khẩu chính, vì chúng ta giáp danh với nhiều cửa khẩu nên phải tạo cơ chế điều hành cho doanh nghiệp tận dụng chính sách thương mại biên giới./.
Bình luận