Nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga tư vấn thiết kế mô hình Chiến lược dữ liệu Quốc gia và báo cáo góp ý Luật Dữ liệu
Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp cùng Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống nêu ra điểm nghẽn trong chuyển đổi số quốc gia, khuyến nghị Chính phủ thiết kế bản kiến trúc tổng thể phát triển dữ liệu quốc gia, thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, đảm bảo quyền lợi và vị thế quốc gia, hài hòa với các đối tác quốc tế, đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, lấy người dân làm trung tâm thụ hưởng chính sách theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đặt ra từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần tư.
Ban Chủ trì Hội thảo |
Điều hành Hội thảo khoa học Chiến lược dữ liệu Quốc gia, góp ý xây dựng Luật Dữ liệu, diễn ra ngày 25/10/2024, gồm Chủ trì đề án Từ chính sách ra Cuộc sống, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, nghiên cứu trưởng Chuỗi Hội thảo Chiến lược dữ liệu Quốc gia Lê Nguyễn Thiên Nga; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy; Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Tấn.
Nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga tư vấn thiết kế mô hình Chiến lược dữ liệu Quốc gia và báo cáo góp ý Luật Dữ liệu |
Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 với tầm nhìn mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công. Chiến lược phát triển phù hợp cho dữ liệu Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an phát biểu tại Hội thảo |
Với vai trò nghiên cứu trưởng, Viện trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga đã đặt ra mục tiêu và kỳ vọng, đưa báo cáo tổng quan và giải pháp khơi thông điểm nghẽn cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, đứng ở góc độ tiếp cận Chiến lược dữ liệu Quốc gia phải trả lời được nhân dân cần gì ở Chính phủ?
Viện trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga chia sẻ tại Hội thảo |
Giải pháp Viện trưởng, nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga hướng đến mục tiêu làm rõ các vấn đề:
1. Tham vấn chính sách cho các cơ quan tổ chức mời nguồn lực cộng đồng nhân dân, kiều bào như thế nào để đồng hành cùng Chính phủ?
2. Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất, phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện được tầm nhìn và xu hướng thời đại. Về nguồn lực, chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư để đón đầu công nghệ … Tuy nhiên, về con người, yếu tố chính để phát triển và đón nhận các kết nối, định hướng của Chiến lược dữ liệu quốc gia và Trung tâm dữ liệu Quốc gia trong thời gian sắp tới và tầm nhìn dài hạn là gì?
3. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” trong các hoạt động ngoại giao và kinh tế. Các địa phương, doanh nghiệp đã liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối đối tác, mở rộng xuất khẩu, thu hút FDI có chất lượng, hợp tác khoa học công nghệ. Doanh nghiệp, người dân, đối tác trong nước và quốc tế sẽ tìm đến địa chỉ nào để cung cấp dữ liệu và đăng ký làm khách hàng khai thác dữ liệu quốc gia?
Chiến lược dữ liệu Quốc gia cần thiết thúc đẩy một mô hình quản trị hệ thống thật mạnh mẽ và tập hợp được nguồn lực trí tuệ tập thể, để đạt được mục tiêu như kỳ vọng vì một Việt Nam hùng cường.
Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 với tầm nhìn mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn. Chiến lược dữ liệu Quốc gia còn được kỳ vọng góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số./.
Bình luận