Hiệp định CPTPP không chỉ thúc đẩy phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam, mà còn từng bước thúc đẩy nâng cấp thị trường tiêu dùng trong nước
Chuỗi chương trình “Chiến lược Dữ liệu Quốc gia” trọng tâm trong giai đoạn 2024–2027 liên kết các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, an ninh, quốc phòng.
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu đến năm 2030, tất cả 100% các Trung tâm dữ liệu Quốc gia; Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực; Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của đất nước.
Theo định hướng của Đề án Từ chính sách ra Cuộc sống, chiến lược dữ liệu quốc gia cần tổng quát là bản thiết kế kiến trúc của Việt Nam điện tử, thể hiện tổng thể nguồn lực và động lực của chuyển đổi số Việt Nam. Chuỗi hội thảo Chiến lược Dữ liệu Việt Nam, Góp ý dự thảo Luật Dữ liệu đã được phát động, nhằm huy động nguồn lực các nhà khoa học trong nước và nước ngoài để cùng tham gia ý kiến gửi về cho Ban soạn thảo.
Điều quan trọng để thực hiện xuyên suốt chuyển đổi số, là đồng bộ cơ sở dữ liệu toàn dân, giải quyết các vấn đề chung của quốc gia thông qua tổ chức chính sách liền mạch, hệ thống dữ liệu, nội dung tổng quát, chuyên sâu...
V-starup Group đang tham gia chính sách thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam, là tổ chức trung gian kết hợp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo trong thị trường tín chỉ carbon, đồng thời đại diện liên kết đối tác với các thị trường trong địa phương và khu vực
Trong bối cảnh chuyển đổi số, môi trường thông tin phức tạp và đa chiều như hiện nay, phát triển kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong truyền thông chính sách, tăng cường năng lực chuyển đổi số là yêu cầu then chốt để tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chính sách.Mục tiêu của bài viết này là nêu khái niệm truyền thông chính sách từ kinh nghiệm sáng lập vườn ươm doanh nghiệp công nghệ số có các doanh nghiệp được vô dịch trong các cuộc thi toàn cầu, đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường ĐMST và năng lực ứng dụng công nghệ trong truyền thông chính sách tại Việt Nam nhằm phát triển doanh nghiệp Việt.
Cần rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù vùng Đông Nam Bộ, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cho vùng, khai thác tốt nhất những tiềm năng, lợi thế của Vùng, đồng thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực trạng phát triển để xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và đột phá.
Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có số dân trên 100 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến cơ hội cho tất cả các quốc gia, nên các chính phủ phải phát triển cơ sở hạ tầng AI, lực lượng lao động AI và thiết lập khung pháp lý cho AI. Bài toán của Chính phủ đang thúc đẩy đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, với mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD.
Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 (Quyết định số 127/QĐ-TTg). Chiến lược đưa ra mục tiêu "đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên bản đồ AI thế giới.
Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 sẽ diễn ra vào sáng 15/4 tại Quảng Ninh, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp, Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển (IPADS) và các cơ quan liên quan tổ chức, nằm trong chuỗi hoạt động Chiến lược phát triển Việt Nam và Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Từ ngày 1/1/2024, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% chính thức có hiệu lực. Các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Theo đó, các công ty đa quốc gia có doanh thu từ 750 triệu Euro hay 850 triệu USD trở lên trong 2 năm của 4 năm gần nhất sẽ bị đánh thuế 15%. Điều đáng nói, nếu doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không nộp thuế hoặc nộp thuế thấp hơn mức sàn 15% tại nước nhận đầu tư, thì nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính sẽ thu phần chênh lệch này. Đây là một chính sách sẽ ảnh hưởng đáng kể tới quốc gia đang có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh như Việt Nam.
Thế giới được định hình thông qua chính sách công. Chính sách này không chỉ được thực hiện bởi các chính trị gia, công chức, mà còn bởi công chúng là các nhà khoa học, các nhà báo, chuyên gia độc lập, người dân, doanh nghiệp và những người tham gia các nhóm lợi ích. Công chúng góp ý chính sách thông qua các phương tiện truyền thông hoặc đại diện cho các hiệp hội, tập đoàn và các cộng đồng xã hội. Toàn bộ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi chính sách công, do đó tất cả đều có thể tham gia xây dựng chính sách công.
Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển, đơn vị thúc đẩy chính sách về thuế suất tối thiểu toàn cầu, đang phát triển giai đoạn 3 của nghiên cứu, phối hợp các tỉnh, thành, địa phương nghiên cứu đánh giá tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đến thu hút đầu tư nước ngoài. Tỉnh Bình Dương là địa phương tiên phong và đầu tiên cùng phối hợp với Viện Quản trị Chính sách khảo sát đồng bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn để phát triển chiến lược thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu. Kết quả của khảo sát sẽ được gửi về Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD, do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, để góp phần giúp Chính phủ và Quốc hội có những quyết sách chủ động trong quá trình xây dựng nội luật.
Ngày 18/4, diễn ra hội thảo “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”.
Ngày mai, 31/3/2023, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, sẽ diễn ra cuộc họp về đánh giá ảnh hưởng của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam. Bài viết này trích báo cáo của Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển Nguyễn Thy Nga về báo cáo thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được yêu cầu áp dụng ngay từ tháng 1/2024. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do OECD khởi xướng và đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu, một trạng thái cân bằng chính sách mới xuất hiện, tất cả các quốc gia đều đặt mức thuế suất tối ưu ở mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%. Mức thuế tối thiểu toàn cầu tạo ra một mức sàn cho cuộc đua xuống đáy vì các thiên đường có thuế suất thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu không hấp dẫn hơn từ góc độ của các công ty đang chuyển đổi lợi nhuận so với các thiên đường có thuế suất chính xác ở mức toàn cầu tối thiểu.Xu hướng toàn cầu này không chỉ đặt ra những yêu cầu mới đối với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi phải có những thích ứng nhanh chóng, kịp thời từ phía các cơ quan chức năng.
Ngày 05/01/2023, liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của ngành Kế hoạch và Đầu tư - ngành Tài chính TP. Hải Phòng
Ngày 24/9/2022, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp” tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sáng ngày 12/5, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức “Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”.
Diễn đàn được tổ chức ngày 12/5/2022, vào thời điểm nền kinh tế vừa đi qua 4 tháng đầu năm 2022 và đang đối diện với nhiều diễn biến mới từ bối cảnh trong nước, quốc tế
Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam”, do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vừa khai mạc sáng nay, ngày 15/12, tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, UNDP, cùng nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới sáng tạo…