Từ khóa: hoạt động ngân hàng, hiệu quả kinh doanh ngân hàng, mô hình CAMEL

Summary

Based on the CAMEL model, the article analyzes data on financial statements of 30/35 commercial banks in 2022. The analysis results show that: Banks have strong growth in profits, however the asset quality and capital adequacy ratio are still low; Profitability improved, but still not commensurate with scale and operating potential. On that basis, the article proposes some policy implications to improve the business efficiency of banks in the coming time.

Keywords: banking operations, banking business efficiency, CAMEL model

GIỚI THIỆU

Năm 2022, ngành ngân hàng tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những hệ lụy của đại dịch Covid-19, cũng như những biến động kinh tế, chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn ghi dấu ấn thành công trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, khi hàng loạt ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận tăng mạnh so với năm 2021. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô tài sản, huy động, cho vay…, hiệu quả kinh doanh của các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện của 30/35 NHTM dựa trên sử dụng mô hình CAMEL, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM NĂM 2022

Tỷ lệ an toàn vốn

Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã chính thức đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Basel II. Đây là chuẩn mực dựa trên 3 trụ cột, gồm: (i) Tỷ lệ an toàn vốn (CAR); (ii) Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP); (iii) Minh bạch và kỷ luật thị trường. Trong quá trình triển khai, do sự phức tạp của Basel II, nên các ngân hàng sẽ thực hiện theo từng giai đoạn, chứ không hoàn thiện các trụ cột này cùng một lúc. Vì vậy, đến nay, số ngân hàng công bố áp dụng Basel II là 20 ngân hàng, nhưng chỉ có 13 ngân hàng đã hoàn thành đủ 3 trụ cột là: VIB, Vietcombank, VPBank, TPBank, Techcombank, ACB, Maritimebank, SHB, HDBank, LienVietPostBank, SeaBank, Viet Capital Bank và Shinhan Việt Nam. Tính toán từ số liệu tại BCTC năm 2022 của các NHTM cho thấy, năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn trung bình của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN là 11,68%, trong đó nhóm NHTM cổ phần là 12,01%.

Chất lượng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn

Đến ngày 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các tổ chức tín dụng là 1,92%, tăng nhẹ so với mức 1,9% của năm 2021. Một số ngân hàng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới 1%), như: Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank. Trong khi đó, một số ngân hàng có tỷ lệ xấu khá cao, như: NVB, VPBank, Bảo Việt… Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tốt dù trải qua giai đoạn đầy biến động. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành được dự báo có thể sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ (theo NHNN, dư nợ tín dụng bất động sản chiếm khoảng 20% tổng dư nợ toàn hệ thống). Mặt khác, nợ xấu tăng lên bởi Thông tư số 14/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hết hiệu lực (Nguyễn Vũ, 2023).

Trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu không những thể hiện khả năng phòng vệ của ngân hàng trước rủi ro nợ xấu phát sinh, mà còn là “của để dành”, bởi ngân hàng có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng khi nợ xấu được thu hồi.

Vietcombank và MB là những ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên nợ xấu (tỷ lệ bao phủ nợ xấu) cao nhất toàn ngành với trên 200%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu trung bình của các ngân hàng đã giảm đáng kể từ 114,2% năm 2021 xuống còn 105,6% vào cuối 2022 (Bảng 1), bởi chịu phần lớn tác động giảm của các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, như: Vietcombank, MB, ACB, Techcombank... Thực chất, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm có thể do các ngân hàng đã sử dụng dự phòng để duy trì tăng trưởng lợi nhuận.

Bảng 1: Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay/nợ xấu của các ngân hàng tính đến ngày 31/12/2022

Đơn vị: %

STT

Ngân hàng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

cho vay khách hàng/Nợ xấu

Xếp hạng

2022

2021

2022

2021

1

Agribank

139,16

131,29

10

10

2

BIDV

216,92

214,85

3

3

3

Vietinbank

188,37

180,38

5

6

4

Vietcombank

316,86

424,36

1

1

5

ACB

159,27

209,39

6

4

6

VPBank

54,40

60,89

22

19

7

Sacombank

130,97

118,61

12

11

8

MB

238,03

267,98

2

2

9

Techcombank

157,34

162,85

7

7

10

SHB

65,03

75,87

19

17

11

HDBank

70,42

72,98

16

18

12

LPBank

142,11

110,73

9

12

13

VIB

53,89

51,40

23

24

14

TPBank

135,00

152,60

11

9

15

Maritimebank

69,17

95,36

17

13

16

OCB

59,24

82,70

20

15

17

SeaBank

98,90

84,65

13

14

18

EximBank

55,80

60,81

21

20

19

SCB

144,89

187,37

8

5

20

ABBank

43,39

50,16

26

26

21

Nam Á

77,22

79,52

14

16

22

Bắc Á

198,12

161,77

4

8

23

Việt Á

71,49

59,35

15

22

24

Viet capital

52,27

59,57

24

21

25

Kiên Long

68,62

50,51

18

25

26

Vietbank

26,93

49,74

29

28

27

NVB

11,22

55,35

30

23

28

Saigonbank

46,85

49,79

25

27

29

PGBank

37,99

32,80

27

29

30

Bảo Việt

37,99

32,80

27

29

Trung bình ngành

105,60

114,21

Nguồn: BCTC hợp nhất của các ngân hàng năm 2021, 2022 và tính toán của nhóm tác giả

Khả năng quản lý

Về cơ bản, ngân hàng nào có tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) càng thấp, thì càng cho thấy hoạt động hiệu quả, do tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng thu nhập. Cấu phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động chính là chi phí cho nhân viên (gồm lương và các khoản chi khác), thường chiếm khoảng 60% tổng chi phí hoạt động.

Ngân hàng có tỷ lệ chi phí cho nhân viên lớn không hẳn là một điều không tốt, bởi điều này có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thay vì kiểm soát chi phí nhân viên, các ngân hàng sẽ tìm cách tăng thu nhập để kiểm soát tỷ lệ CIR xuống thấp nhất có thể. Khi ngân hàng trong giai đoạn đầu tư sẽ khiến CIR gia tăng. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, kết quả của việc đầu tư này giúp chi phí vận hành giảm, từ đó đưa CIR xuống thấp. Năm 2022, SHB là ngân hàng kiểm soát CIR tốt nhất toàn ngành.

Khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Ngân hàng nào có ROA cao cho thấy, việc sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. Ngược lại, ROA thấp là kết quả của chính sách kinh doanh không hiệu quả hoặc tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng cao quá mức. Trong các năm 2021-2022, Techcombank là ngân hàng duy nhất có ROA trên 3% và đây là mức cao nhất toàn ngành (ROA tốt là trên 1%). Nhóm NHTM cổ phần tư nhân thường có hiệu quả khai thác tài sản tốt hơn so với nhóm 4 NHTM có vốn Nhà nước, do quy mô tài sản thấp hơn nhiều. Hiện 4 ngân hàng có vốn Nhà nước đều có quy mô tài sản vượt mức 1 triệu tỷ đồng, nhưng ROA của nhóm này chỉ ở mức trung bình thấp, trong đó Vietcombank cao nhất nhóm khi đạt 1,8%.

Xét về ROE, VIB là ngân hàng duy nhất có ROE đạt khoảng 30% (mức tốt của ROE là trên 20%) (Bảng 2).

Bảng 2: ROA và ROE của các NHTM tính đến ngày 31/12/2022

Đơn vị: %

STT

Ngân hàng

ROA

ROE

2022

2021

Xếp hạng

2022

2021

Xếp hạng

2022

2021

2022

2021

1

BIDV

0,95

0,66

19

21

19,33

13,05

11

18

2

Vietinbank

1,01

0,99

18

17

16,67

15,88

16

16

3

Vietcombank

1,85

1,60

11

10

24,02

20,87

4

8

4

Agribank

1,98

0,48

9

26

22,02

10,38

7

21

5

VPBank

2,87

2,38

2

4

17,80

16,48

14

14

6

Techcombank

3,22

3,65

1

1

19,80

21,97

9

7

7

MB

2,72

2,40

3

3

25,55

23,49

3

3

8

HDBank

2,08

1,86

7

9

23,53

23,26

5

4

9

ACB

2,41

1,98

5

7

26,49

23,90

2

2

10

LPBank

1,46

1,08

14

15

22,08

18,52

6

11

11

SHB

1,46

1,09

15

14

19,71

16,81

10

13

12

Sacombank

0,91

0,67

21

20

13,83

10,79

19

19

13

TPBank

2,01

1,93

8

8

21,50

22,60

8

5

14

VIB

2,60

2,31

4

5

29,75

30,33

1

1

15

Maritimebank

2,22

2,12

6

6

18,96

20,74

12

9

16

OCB

1,85

2,61

10

2

14,91

22,45

18

6

17

SeaBank

1,83

1,33

12

11

18,05

16,12

13

15

18

EximBank

1,68

0,59

13

23

15,40

5,58

17

27

19

SCB

0,08

0,17

29

28

2,62

5,75

28

26

20

Bắc Á

0,67

0,61

24

22

8,82

8,34

24

23

21

Nam Á

1,09

1,00

16

16

17,49

19,62

15

10

22

ABBank

1,08

1,31

17

12

10,95

15,12

22

17

23

Kiên Long

0,64

1,09

25

13

11,04

17,92

21

12

24

Viet capital

0,47

0,36

27

27

7,55

5,84

26

25

25

Việt Á

0,91

0,74

20

18

13,65

10,58

20

20

26

Vietbank

0,49

0,55

26

24

8,71

8,99

25

22

27

NCB

0,00

0,00

30

30

0,00

0,03

30

30

28

Saigonbank

0,73

0,51

23

25

4,99

3,30

27

28

29

PGBank

0,90

0,67

22

19

9,23

6,27

23

24

30

Baovietbank

0,10

0,10

28

29

1,92

1,61

29

29

Trung bình ngành

1,41

1,23

15,55

14,55

Nguồn: BCTC hợp nhất của các NHTM trong các năm 2021, 2022 và tính toán của nhóm tác giả

Tỷ lệ lãi cận biên (NIM)

NIM của các ngân hàng duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước, do sự gia tăng đáng kể của tiền gửi không kỳ hạn (CASA), cùng với sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. VPBank là ngân hàng có NIM dẫn đầu toàn ngành với 7,6% trong năm 2022 (Bảng 3) trong khi theo chuẩn mực thế giới, tỷ lệ này thường > 4%.

Dự báo trong thời gian tới, NIM có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ khi lãi suất huy động giảm. Nhóm NHTM có vốn Nhà nước thường có NIM thấp hơn, áp lực về NIM sẽ cao hơn, bởi luôn đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước (VNDirect, 2023).

Để gia tăng tỷ lệ NIM, các ngân hàng tăng cường cơ cấu thu nhập từ mảng dịch vụ, đẩy mạnh chuyển đổi số và các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để thu hút thêm lượng tiền gửi không kỳ hạn…, đồng thời, tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ. Vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng đã chạy đua quyết liệt trong việc miễn giảm phí dịch vụ, tích cực số hóa nhằm tăng CASA. Một số ngân hàng có CASA chiếm trên 30% tổng tiền gửi của khách hàng, thậm chí có những ngân hàng đã tiệm cận quanh mức 50%, như Techcombank, MB.

Bảng 3: NIM của các NHTM tính đến ngày 31/12/2022

Đơn vị: %

STT

Ngân hàng

NIM

2022

2021

Xếp hạng

2022

2021

1

BIDV

2,93

2,92

21

16

2

Vietinbank

2,98

3,02

20

15

3

Vietcombank

3,39

3,16

14

13

4

Agribank

3,38

3,59

15

11

5

VPBank

7,60

7,70

1

1

6

MB

5,72

5,08

2

3

7

Techcombank

5,65

6,43

3

2

8

HDBank

5,08

4,44

4

4

9

LPBank

3,97

3,53

9

12

10

ACB

4,31

4,09

7

7

11

Sacombank

3,29

2,57

17

22

12

SHB

3,64

3,68

11

9

13

TPBank

3,98

4,32

8

6

14

VIB

4,72

4,38

5

5

15

Maritimebank

4,38

3,67

6

10

16

OCB

3,96

3,69

10

8

17

SeaBank

3,42

2,86

13

19

18

EximBank

3,31

2,25

16

24

19

SCB

0,47

1,90

30

28

20

Bắc Á

2,21

1,98

26

27

21

Nam Á

3,19

3,12

19

14

22

ABBank

3,21

2,76

18

20

23

Saigonbank

3,52

2,57

12

21

24

Việt Á

1,63

1,20

28

30

25

Viet capital

2,32

2,21

25

25

26

Kiên Long

2,66

2,89

23

18

27

Vietbank

1,76

1,60

27

29

28

NVB

1,41

2,02

29

26

29

PGBank

2,89

2,89

22

17

30

Baovietbank

2,40

2,40

24

23

Toàn hệ thống

3,45

3,30

Nguồn: BCTC hợp nhất của các NHTM trong các năm 2021, 2022 và tính toán của nhóm tác giả

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong thời gian tới, nhóm tác giả đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM cần triển khai các giải pháp như sau:

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhằm loại bỏ hoàn toàn sở hữu chéo giữa các NHTM, đồng thời giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém.

Thứ hai, Chính phủ và NHNN cần ưu tiên phê duyệt tăng vốn tự có cho các NHTM có vốn Nhà nước, để đảm bảo mức tối thiểu từ 18%-20%, tương đương ngân hàng trong khu vực.

Về phía NHTM

Một là, để đảm bảo hệ số CAR tiệm cận theo theo các tiêu chuẩn Basel II, các ngân hàng cần tăng vốn tự có, kiểm soát cấp tín dụng đối với các lĩnh vực có hệ số quy đổi rủi ro cao như bất động sản.

Hai là, để kiểm soát nợ xấu, các ngân hàng cần xây dựng nền tảng khách hàng chiến lược; hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt; cơ cấu danh mục tín dụng vào lĩnh vực ít rủi ro, có tiềm năng phát triển, như: các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những ngành được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)... Bên cạnh việc sử dụng dự phòng và bán nợ cho các công ty mua bán nợ, như: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC), các ngân hàng cũng cần có giải pháp hỗ trợ khách hàng, như: cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ; miễn, giảm lãi suất; tư vấn tài chính, chiến lược kinh doanh; cho vay theo chuỗi liên kết giúp khách hàng rút ngắn thời gian sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch và quản lý dòng tiền hoàn hảo.

Ba là, các ngân hàng cần đa dạng hóa thu nhập, nhất là gia tăng cơ cấu thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng nền tảng công nghệ cao, có tiềm năng lớn; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Đồng thời, kiểm soát chi phí hoạt động, đặc biệt là xây dựng định biên nhân sự phù hợp, nhằm phát huy tối đa năng suất lao động của cán bộ, nhân viên, đưa tỷ lệ chi phí nhân viên trong tổng chi phí hoạt động xuống dưới 40%./.

TS. Tạ Thị Kim Dung, ThS, NCS. Đỗ Cẩm Hiền

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 32, tháng 11/2023)


Tài liệu tham khảo

1. Các ngân hàng thương mại (2022-2023), Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm 2021-2022.

2. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê.

3. Nguyễn Vũ (2023), Nợ xấu tăng do đâu, truy cập từ https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV562821&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=35938655437498466#%40%3F_afrLoop%3D35938655437498466%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV562821%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D11jpac4bed_51.

4. VNDirect (2023), Ngành Ngân hàng – Chúng tôi thấy “cơ trong nguy”, truy cập từ https://www.vndirect.com.vn/nganh-ngan-hang-chung-toi-thay-co-trong-nguy/.