MBBank: Khác biệt trong tăng trưởng CASA, lợi nhuận quý II tăng rất mạnh
Quý II/2022, lợi nhuận sau thuế của MBB đạt 4.623 tỷ đồng, tăng 78,1% so với cùng kỳ

Cụ thể, quý II/2022, tỷ lệ CASA của MBB đạt 45,5%, tăng 0,7% so với quý liền kề. Trong khi đó, CASA của Techcombank đạt 47,5%, giảm khá mạnh so với mức 50,4% đạt được trong quý I/2022. CASA của chỉ đạt 35,4% trong quý II/2022, giảm so với mức 36,3% của quý I. VPBank có CASA quý II là 19%, giảm mạnh so với mức 21,6% trong quý I/2022…

Với nhận định MBB đang tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng niêm yết khác khi gia tăng CASA trong khi các ngân hàng khác đều có sự suy giảm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố quan điểm “ưa thích cổ phiếu MBB”, với dự báo giá MBB tăng trên 22% trong thời gian tới.

Ngay sau khi Ngân hàng TMQP Quân đội (MBBank - MBB) công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 11.222 tỷ đồng (+25,7% yoy) và 4.623 tỷ đồng (+78,1% yoy), BVSC đã có báo cáo cập nhật gửi khách hàng và cho biết, lợi nhuận của MBB tăng trưởng mạnh đến chủ yếu từ tín dụng tăng, NIM mở rộng và giảm chi phí dự phòng.

Thống kê CASA của các ngân hàng niêm yết

MBBank: Khác biệt trong tăng trưởng CASA, lợi nhuận quý II tăng rất mạnh
Nguồn: Báo cáo của BVSC

Tính đến cuối tháng 6/2022, tín dụng MBB đạt mức 465.176 tỷ đồng, tăng 29% yoy và 14,6% YTD. MBB cùng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là những ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn đại dịch Covid19. Cùng với đó MBB cũng đang là bên tiếp nhận bắt buộc một tổ chức tín dụng vì vậy nhiều khả năng MBB sẽ được phân bổ hạn mức tín dụng ở mức cao trong nửa còn lại của năm 2022 và trong các năm tới.

MBB tăng trưởng mạnh tín dụng trong quý I và đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng ngay trong quý I, vì vậy trong quý II, MBBank chủ yếu tập trung vào quản lý các khoản nợ cũ, cơ cấu các khoản nợ sang các khách hàng có chất lượng tốt hơn, có lợi suất sinh lợi cao hơn mà không có tăng trưởng thêm tín dụng. MBBank có hệ số CAR cao ở mức 11,2%, chất lượng tài sản tốt, hiệu quả kinh doanh cao, các hệ số thanh khoản cũng như bảng cân đối tài chính mạnh đáp ứng được khả năng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

Quý II/2022, tỷ lệ nợ xấu của MBB ở mức 1,2%, tăng 21 bps so với cuối quý I/2022. Chỉ số bao phủ nợ xấu cũng giảm 29% so với cuối quý I, về mức 221%. Mặc dù có sự suy giảm ở hai chỉ tiêu chất lượng tài sản này, nhưng BVSC đánh giá, nhìn chung NPL và của MBBank vẫn đang ở mức tương đối thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức cao thứ 2 toàn ngành. Trong quý II, tỷ lệ nợ tái cơ cấu trên tổng dư nợ của ngân hàng mẹ đã giảm từ 1,2% xuống 0,8%.

Điểm khác biệt của MBB là CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) quý II/2022 tiếp tục tăng trưởng trong khi các ngân hàng khác đều có sự suy giảm CASA. “Chúng tôi cho rằng sự gia tăng CASA của MBB là nhờ Ngân hàng có tập khách hàng chất lượng, cũng như đã gia tăng được khách hàng nhanh chóng”, BVSC nhận định. Cuối quý II/2022, lượng khách hàng sử dụng ứng dụng MBB đã lên tới 12,9 triệu người, tăng 17,3% so với cuối quý I và 228% so với cùng kỳ. “Chúng tôi cho rằng với việc MBBank tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, chương trình miễn phí chuyển khoản hấp dẫn và những chương trình marketing thú vị sẽ giúp cho MBB tiếp tục thu thút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng tài khoản MBBank làm tài khoản giao dịch chính và từ đó tiếp tục duy trì được vị thế CASA hàng đầu”, BVSC chia sẻ.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của MBB tiếp tục mở rộng

MBBank: Khác biệt trong tăng trưởng CASA, lợi nhuận quý II tăng rất mạnh
Nguồn: Báo cáo của BVSC

Một điểm nổi bật nữa là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của MBB tiếp tục mở rộng và là một trong hiếm hoi vài ngân hàng có sự mở rộng NIM trong quý II/2022. Trong quý này, NIM của MBB đạt 5,66%, tăng 41 bps so với cùng kỳ và 14 bps so với quý liền kề. Đây là mức NIM cao thứ 2 trong các ngân hàng niêm yết, chỉ đứng sau ngân hàng có hoạt động cho vay tiêu dùng mạnh mẽ là VPBank.

BVSC công bố “ưa thích cổ phiếu MBB do MBBank là ngân hàng hàng đầu, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện, có chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua”. Cùng với đó. BVSC kỳ vọng MBBank sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch cũng như MBB có thể sẽ được cấp nhiều hạn mức tín dụng hơn khi tiếp nhận bắt buộc tổ chức tín dụng. Nhờ đó MBB có thể giảm lượng nợ tái cơ cấu cũng như tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới.

Báo cáo của BVSC cũng chỉ ra rằng, MBBank là ngân hàng nắm giữ khá nhiều trái phiếu doanh nghiệp với giá trị nắm giữ lên tới 49.719 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng 10,7%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các ngân hàng niêm yết khác./.

Xem báo cáo đầy đủ tại đây: