Năm 2012: Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương giảm mạnh
Cụ thể, năm 2012, tăng trưởng ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương giảm xuống còn 7,5%, so với mức 8,3% năm 2011, chủ yếu là do cầu từ bên ngoài yếu và các biện pháp chính sách của Trung Quốc nhằm kiềm chế áp lực lạm phát. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2012 giảm xuống còn khoảng 7,9%, so với mức 9,3% năm 2011, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc từ năm 1999. Xuất khẩu từ khu vực ra bên ngoài giảm 8% trong ba tháng trước tháng 9 và làm cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong cả khu vực giảm xuống còn 3-4% trong quý 2.
Ngoài Trung Quốc, tăng trưởng trong khu vực khá vững vàng trước tình trạng suy thoái toàn cầu và năm 2012 tăng tốc lên 5,6%, cao hơn so với mức 4,5% năm 2011, nhờ vào cầu nội địa mạnh, và ở những nền kinh tế chính của ASEAN (Indonesia, Malaysia và Philippines) đã có sự hỗ trợ rất hiệu quả thông qua các biện pháp nghịch chu kỳ. Sự tăng trưởng này cũng phản ánh một thực tế là khu vực này tăng trưởng từ một xuất phát điểm thấp, sau khi trận lụt năm ngoái đã cắt giảm mạnh sản lượng của Thái Lan. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh ở mức 15% và xuất khẩu tăng 9% trong ba tháng kế trước tháng 11, cho thấy nền kinh tế đã hồi phục. heralding economic recovery. Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế còn rất mong mạnh, luồng vốn ròng chảy vào khu vực do bị ảnh hưởng bởi tình hình căng thẳng của khu vực đồng Euro vào giữa năm 2012 dự báo sẽ chỉ tăng ở mức khiêm tốn, từ 357,4 tỉ $ năm 2012 lên khoảng 547,8 tỉ USD đến năm 2015.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, do cầu trong nước tiếp tục mạnh lên, bức tranh thị trường tài chính toàn cầu cải thiện và hoạt động thương mại gia tăng sẽ thúc đẩy sản lượng ở Đông Á và Thái Bình Dương. Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tăng lên 8,4% trong năm 2013 trước khi bình ổn ở mức 8% vào năm 2014 và 2015, khi nền kinh tế Trung Quốc xác định lại hướng đi để tập trung vào phục vụ thị trường trong nước nhiều hơn. Tăng trưởng GDP trong khu vực không tính Trung Quốc dự báo tăng lên 5,8% trong năm 2013, tăng tiếp lên 5,9% trong năm 2014 và 2015, phản ánh tốc độ tăng trưởng mạnh của Indonesia (khoảng 6%) và Thái Lan (khoảng 4,5%). Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng chậm lại do các biện pháp bình ổn, sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng, và tăng trưởng GDP đến năm 2015 dự báo đạt 6%. Khu vực này cũng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi kinh tế nhanh chóng ở Myamar, với tốc độ tăng trưởng dự báo trên 6% trong năm 2013 và việc CHDCND Lào mới gia nhập WTO, gần như hoàn tất quá trình hội nhập thương mại quốc tế của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, mức độ mở cửa và hội nhập làm cho khu vực Đông Á – Thái Bình Dương trở nên dễ bị tổn thương trước những biến cố, bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP năm 2013 của khu vực EAP có thể bị giảm 1% nếu rủi ro khủng hoảng của khu vực đồng Euro trở thành hiện thực. Nếu Mỹ không giải quyết được vấn đề trần nợ công và vách đá tài khóa thì GDP của khu vực sẽ bị giảm 1,1% trong năm 2013. Triển vọng tăng trưởng của khu vực còn phụ thuộc vào sự sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, bắt nguồn từ rủi ro giảm tỉ lệ đầu tư cao của nền kinh tế này, đặc biệt nếu điều này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu nhìn chung yếu kém. Tăng trưởng đầu tư giảm mạnh 5 điểm phần trăm có thể làm cho GDP của Trung Quốc giảm 1,4% và nhập khẩu giảm 6%, đồng thời làm GDP của các đối tác thương mại của Trung Quốc trong khu vực giảm 0,6%.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng liên quan đến dòng vốn không ổn định, bong bóng tài sản, tăng trưởng tín dụng cao và rủi ro luồng vốn đột ngột rút đi. Các nền kinh tế trong khu vực cũng dễ bị tổn thương trước các cú sốc giá năng lượng, trong trường hợp thiếu cung do khả năng căng thẳng chính trị leo thang ở khu vực Trung Đông hoặc nơi khác trên thế giới. Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ hưởng lợi từ các thị trường vốn có chiều sâu và thực hiện các chính sách tỉ giá linh hoạt để phát triển các công cụ hữu hiệu nhằm quản lý các nhu cầu và dòng vốn không ổn định. Xây dựng vùng đệm để đối phó với các cú sốc trong tương lai vẫn là ưu tiên hàng đầu của Lào, Việt Nam và các quốc đảo Thái Bình Dương, nơi mà những tiến bộ trong hội nhập toàn cầu và khu vực mang lại lợi ích cho tăng trưởng song cũng làm cho các nền kinh tế này trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các chu kỳ kinh tế của khu vực và thế giới.
Anh Quyền
Bình luận