Thị trường BĐS chịu ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Covid 19 gây ra. (Ảnh minh họa)

Cuộc sàng lọc thị trường bất động sản

Ở Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bùng phát virus và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Theo một khảo sát của BCG và Cqcoal.com, số lượng giao dịch trên 10 thành phố của Trung Quốc (02/2019 - 01/2020) có sự sụt giảm theo chiều thẳng đứng và gần như không có giao dịch. Nhưng chỉ 3 tuần sau khi vượt qua đỉnh dịch, lượng giao dịch BĐS lại bắt đầu tăng trở lại đạt mức khoảng 60% so với thời điểm trước.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia kiểm soát dịch tốt ngay từ giai đoạn đầu. Để giảm tối đa thiệt hại về người, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhưng lại gây thiệt hại khá lớn về kinh tế. Và bất động sản cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy suy giảm đó. Sự suy giảm giao dịch trong quý I/2020 chủ yếu là do “đóng băng tâm lý” sợ khủng hoảng kinh tế và bong bóng BĐS, dẫn đến ngại xuống tiền trong giai đoạn này. Vậy thị trường BĐS sau đại dịch Covid-19 sẽ có xu hướng như thế nào?

Theo các chuyên gia, thị trường BĐS dù gặp không ít khó khăn nhưng sẽ nhanh chóng sôi động trở lại. Nhất là với những phân khúc đầu tư dài hạn có tiềm năng phát triển và cơ hội sinh lời cao như đất nền, biệt thự, nhà ở,…

Đầu tháng 05/2020, dịch Covid 19 tại Việt Nam về cơ bản đã được kiểm soát và có nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, sau thời điểm dỡ cách ly, các thị trường BĐS lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,… có nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng thời, theo dự báo, sự thanh lọc thị trường BĐS sẽ diễn ra rất mạnh trong năm 2020. Những doanh nghiệp nào vững về tài chính, uy tín sẽ tồn tại, những doanh nghiệp nào yếu sẽ tự khắc bị đào thải. Doanh nghiệp môi giới muốn tồn tại phải thay đổi cách thức hoạt động, chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng cho môi giới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Đây được đánh giá là một động thái rất tích cực của Nhà nước, trong đó, các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ gói kích thích kinh tế này và sẽ sớm phục hồi sau khi dịch Covid 19 được kiểm soát.

Đối với các chủ đầu tư, sàn giao dịch giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng bởi giao dịch bị ách tắc, thị trường không có thanh khoản, không có nguồn thu để chi trả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm nhân viên, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động thậm chí đóng cửa.

Nếu phân khúc BĐS bán lẻ, căn hộ và nghỉ dưỡng bị thiệt hại nặng thì BĐS nhà ở chịu ảnh hưởng nhẹ hơn. Nhu cầu mua ở và đầu tư ở phân khúc này chỉ mới giảm giá nhẹ từ 5-7%. Do lượng cung đất nền ngày càng khan hiếm, các dự án sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Theo bà Nguyễn Thu Huyền, Chủ tịch HĐQT CTY CP Phan Nguyễn, cho biết: “Covid 19 hay nhìn rộng ra trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường BĐS sẽ gặp không ít khó khăn nhưng cũng nhanh chóng lấy lại “phong độ” thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Ở Việt Nam, BĐS vẫn được xem là một kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong khủng hoảng kinh tế. Các nhà đầu tư cần nhanh chóng tìm kiếm giải pháp thích ứng với BĐS sau tác động của đại dịch Covid 19.”


Bà Nguyễn Thu Huyền, Chủ tịch HĐQT CTY CP Phan Nguyễn.

Bà Nguyễn Thu Huyền (Thina Nguyen) hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTY CP Phan Nguyễn. Bà được biết tới là một trong những người kinh doanh và đầu tư bất động sản ở khu vực phía Bắc. Để có được những dấu ấn như hiện tại, bà Huyền đã trải qua quãng thời gian dài tạo dựng và phát triển sự nghiệp.