Vạn vật kết nối là gì?

Vạn vật kết nối (Internet of things) đây là cụm từ đã được xuất hiện từ những giai đoạn đầu của internet. Các nhà phát minh luôn mong muốn tất cả mọi thứ có thể kết nối chỉ thông qua một mạng lưới nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người.

Vào năm 1999, khái niệm internet of things bắt đầu được phổ biến, rộng rãi. Đây chính là lúc nhiều người nhìn thấy được những tiềm năng ẩn chứa bên trong xu hướng này. Đồng thời mạng internet và các rào cản của khoa học công nghệ ngày càng được khai phá.

Vạn vật kết nối còn được mọi người hiểu là thông qua mạng internet, mọi thứ được kết nối với nhau và người dùng có thể hoàn toàn kiểm soát mọi đồ vật của mình thông qua hệ thống mạng và bằng các thiết bị thông minh khác như tablet, smartphone hay một chiếc smartwatch hiện đại.

Chúng ta có thể thấy rằng, những hình ảnh tưởng chừng như chỉ có trên phim ảnh dần đã xuất hiện trong thực tế. Những ví dụ điển hình cụ thể như TV thông minh, nhà thông minh hay tủ lạnh thông minh,...

Sự bùng nổ của vạn vật kết nối trong tương lai

Sau sự phát triển của các thiết bị như tablet, smartphone hay các thiết bị không dây khác thì kỷ nguyên của vạn vật kết nối đã thực sự bùng nổ. Sau khi được cộng đồng chú ý thì internet of things đã chứng tỏ được tìm năng của chính mình thông qua những số liệu đáng nể.

Nhà cung cấp các thiết bị và giải phá mạng Cisco cho biết: Cho đến năm 2020, thế giới sẽ xuất hiện khoảng 50 tỷ các đồ vật được kết nối với internet trong đó sẽ có rất nhiều các thiết bị di động, máy giặt, tivi, tủ lạnh,...

Ngoài ra, Cisco cũng đưa ra những số liệu để chứng minh rằng lĩnh vực này đang trên đà phát triển đó chính là vào năm 1984, khi công ty này mới vừa thành lập thì chỉ có khoảng 1000 thiết bị, vật dụng được kết nối qua mạng. Tuy nhiên đến năm 2010 thì số liệu này đã đạt ở mức 10 tỷ sản phẩm.

Ngoài ra, mặc dù Intel chỉ là một đơn vị vừa tham gia vào thị trường chuyên sản xuất các loại chip dành cho những thiết bị thông minh nằm phục vụ cho vạn vật kết nối thì đã thu được khoảng hơn 2 tỷ USD. So với năm 2013 thì trong năm 2014 lĩnh vực này đã tăng đến 19%. Một con số rất đáng nể.

Chúng ta cũng không thể nào bỏ qua được một thương hiệu của Việt Nam đó chính là Bkav. Doanh nghiệp này cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng nhớ về vạn vật kết nối. Một trong các sản phẩm đó là smart home (nhà thông minh). Đây là một sự tổng hợp của các thiết bị thông minh chỉ trong một căn nhà bình thường, mọi thứ đều được kết nối thông qua internet và được người dùng trực tiếp điều khiển bằng smartphone. Với nhiều năm nghiên cứu, nhà thông minh của Bkav đã có một vị trí đáng nể trên thị trường của chúng ta hiện nay. Sản phẩm này hoàn toàn có thể cạnh tranh với các giải pháp smarthome khác trên thị trường thế giới.

Ngoài những sản phẩm này thì các ông lớn như Apple, Microsoft, Samsung hay Google cũng đang manh nha ý định sẽ xâm nhập vào thị trường này. Điều này đồng nghĩa là sẽ có một sự cạnh tranh khá mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Vạn vật kết nối hoàn toàn có thể thay đổi cách sống của con người trong tương lai không xa. Khi đó con người có thể điều khiển mọi thứ ở bất kì nơi nào chỉ thông qua các thiết bị thông minh có kết nối internet. Đây chính là một xu hướng của tương lai chúng ta./.