Gọi sai tên, không nhớ chính xác tên

Khi bạn ứng tuyển tìm việc làm Đồng Nai 24h hay bất cứ nơi nào khác, bạn cần luôn nhớ đúng tên nhà tuyển dụng. Cũng giống như vậy, tên của đồng nghiệp, cấp trên, … luôn là điều cơ bản nhất bạn phải biết và ghi nhớ trong khoảng thời gian đầu làm việc ở công ty. Gọi đúng tên người khác không chỉ là phép lịch sự mà còn giúp bạn chiếm được cảm tình của họ. Chắc chắn, chẳng ai vui vẻ nếu bị gọi sai tên. Do vậy, bạn hãy tìm cách nhớ tên của hầu hết mọi người không chỉ đồng nghiệp, cấp trên mà ngay cả các nhân viên lao công, bảo vệ. Hãy nhớ, mọi mối quan hệ đều đem lại sự hữu ích nhất định cho bạn trong từng trường hợp khác nhau.

Giao tiếp thân mật quá mức

Trái ngược với kiểu thờ ơ, nhân viên mới nếu giao tiếp thân mật quá mức với người khác cũng là điều không nên, dễ gây “tác dụng ngược”. Sự chủ động trò chuyện là điều tốt, nhưng hãy chỉ dừng lại ở mức thăm hỏi xã giao thông thường. Bạn hãy dừng các hành động như “đụng chạm” tay chân, hoặc buôn chuyện ngoài lề không liên quan công việc để tránh tạo hình ảnh xấu. Sau quãng thời gian dài làm cùng nhau, đồng nghiệp sẽ dễ cởi mở và thoải mái hơn với bạn.

Hành xử quá thoải mái “như ở nhà”

Hãy nhớ rằng môi trường công sở như xã hội thu nhỏ, do đó mỗi chúng ta cần ý thức và tự vạch ra giới hạn riêng. Công ty không giống khu trọ sinh viên và càng không giống như ở nhà bạn. Do đó, thật không hay nếu mới tuần đầu làm việc mà bạn đã “tự tung tự tác” như mượn đồ lặt vặt không xin phép, trò chuyện điện thoại lớn tiếng... Những điều này tuy không phải chuyện lớn nhưng chắc chắn sẽ khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt đồng nghiệp. Hãy cư xử lịch sự, khiêm nhường và tôn trọng mọi người để chiếm được cảm tình của các nhân viên khác, cũng như cấp trên của bạn.

Làm việc riêng trong giờ làm

Là nhân viên mới, bạn sẽ tương đối “nhàn hạ” trong khoảng thời gian ban đầu ở công ty. Nhiệm vụ lúc này chủ yếu là làm quen môi trường và làm những việc lặt vặt. Nhưng nếu bạn thấy rảnh rỗi nên tự động làm việc cá nhân không đúng mục đích (như sử dụng điện thoại, trốn ra ngoài, tranh thủ làm thêm việc cho nơi khác) thì là điều không nên. Nếu bị bắt gặp, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lo lắng và cảm giác stress khi mới đi làm là điều không tránh khỏi. Hãy tận dụng thời gian này để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, trao đổi học hỏi để tạo ấn tượng tốt, cũng như để nhanh chóng bắt kịp với nhịp độ công việc của tập thể.

Không kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân

Không phải tập thể nào cũng hòa đồng và đồng nghiệp nào cũng tử tế, tận tình với bạn. Do đó, nếu bạn phải đón nhận vài lời nhận xét tiêu cực, bông đùa quá trớn thì cũng đừng nên đùng đùng nổi giận mà hãy tìm cách cư xử cho hợp tình hợp lý. Bởi nếu bạn quá dễ thể hiện sự bực bội, chán nản thì chỉ làm làm xấu đi hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân. Tương tự, bạn cũng nên kiềm chế các cảm xúc tiêu cực khi trao đổi với khách hàng và nhất là đừng đem nhưng cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống cá nhân vào công việc. Biết kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ luôn giữ được thiện cảm cũng như tạo ấn tượng tích cực với mọi người.

Đưa ra nhận định chủ quan

Hãy nhớ rằng bạn đang là một nhân viên mới do đó còn rất nhiều thứ để khám phá, và học hỏi. Cho dù bạn đã là một người giàu kinh nghiệm nhưng cũng nên khiêm tốn và chỉ đưa ra các nhận xét chừng mực. Tránh những lời phê bình quá gay gắt, hoặc thái độ kẻ cả, điều này sẽ khiến bạn bị đồng nghiệp đố kỵ hoặc xa lánh. Nếu có thể, bạn nên làm những điều tích cực như chủ động giúp đỡ đồng nghiệp, cùng nhau ăn trưa, trò chuyện và đưa ra những lời khuyên bổ ích.

Vội vàng chứng tỏ năng lực

Bất kì ai cũng muốn một khởi đầu ấn tượng ở công ty mới, nên bạn sẽ muốn xung phong nhận thêm việc, tự giải quyết vấn đề không thông qua cấp trên… Hãy cẩn trọng vì này có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, nó sẽ khiến bạn nhanh kiệt sức, thậm chí phạm các sai lầm lớn. Hãy nhớ, “chậm mà chắc” là phương châm của bạn và kiềm chế cái tôi háo thắng. Nếu bạn có năng lực và luôn siêng năng, cố gắng hết sức thì sớm muộn cũng sẽ được công nhận.

Tóm lại, trong khoảng thời gian là nhân viên mới, bạn hãy ưu tiên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và đồng nghiệp, học hỏi và trau dồi chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, và làm tốt mọi nhiệm vụ được giao kể cả những việc nhỏ nhặt. Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác stress khi mới đi làm.