ThS. Nguyễn Xuân Thành

Khoa Kinh tế - Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Email: Xuanthanhvfu2@gmail.com

Tóm tắt

Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Bài viết nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Từ khóa: giải quyết việc làm, lao động nông thôn, việc làm

Summary

Creating jobs for employment, especially for rural employment is a crucial task of the entire Party, the entire people, all levels, and sectors, including Dong Nai Province. This article studies the current situation of labor and employment of rural employees in Dong Nai Province. Based on the research results, the author proposes recommendations to promote employment for rural employment in the area.

Keywords: job creation, rural labor, employment

GIỚI THIỆU

Đồng Nai là địa phương có dân số và lực lượng lao động đông đảo. Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, năm 2023, tổng dân số của Tỉnh là 3.310,86 nghìn người, tăng 1,69% so với năm 2022, trong đó thành thị là 1.508,36 nghìn người (tăng 2,59% và chiếm 45,56%), nông thôn là 1.802,5 nghìn người (tăng 0,95% và chiếm 54,44%). Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2023 là 1.750 nghìn người, tăng 0,2% so với năm 2022.

Mặc dù Tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tuy nhiên thời gian qua, công tác này tại địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do sự diễn biến phức tạp của môi trường kinh doanh trong thời gian qua dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm hợp đồng hoặc rơi vào phá sản; sự phát triển của khoa học, công nghệ đặc biệt là robot đã thay thế bớt một số việc làm truyền thống của con người; chương trình đào tạo nghề tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, liên kết, định hướng việc làm cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập… Do đó, nhiều lao động nông thôn còn thiếu việc làm hoặc làm những công việc chưa đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới là hết sức cấp thiết.

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Bảng 1 cho biết, trong giai đoạn 2019-2023, dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai có sự biến động. Cụ thể, năm 2023, Tỉnh có dân số trung bình cao nhất với 3.310,86 nghìn người, tăng 1,69% (tương ứng tăng 55,06 nghìn người) so với năm 2022; năm 2022 tăng 2,74% (tương ứng tăng 86,71 nghìn người) so với năm 2021; năm 2021 giảm 0,26% (tương ứng giảm 8,3 nghìn người) so với năm 2020. Năm 2019 có dân số trung bình thấp nhất, với 3.113,71 nghìn người.

Bảng 1: Dân số trung bình và cơ cấu dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023

Năm

Tổng số (nghìn người)

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

2019

3.113,71

1.371,75

44,06

1.741,96

55,94

1.562,16

50,17

1.551,55

49,83

2020

3.177,4

1.406,73

44,27

1.770,67

55,73

1.613,11

50,77

1.564,29

49,23

2021

3.169,1

1.418,64

44,76

1.750,46

55,24

1.608,9

50,77

1.560,2

49,23

2022

3.255,81

1.470,31

45,16

1.785,5

54,84

1.622,21

49,83

1.633,6

50,17

2023

3.310,86

1.498,5

45,26

1.812,37

54,74

1.649,81

49,83

1.661,05

50,17

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Dân số nông thôn giai đoạn 2019-2023 đều chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dân số, trong đó năm 2023 cao nhất với 1.812,34 nghìn người (tỷ trọng 54,74%) và năm 2019 thấp nhất với 1.741,96 nghìn người (tỷ trọng 55,94%).

Dân số trung bình nông thôn phân theo đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2019-2023 được thể hiện qua Bảng 2. Theo đó, Trảng Bom là huyện có dân số nông thôn đông nhất Tỉnh. Đây cũng là địa phương duy nhất được tỉnh Đồng Nai chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa giai đoạn 2020-2025. Huyện Trảng Bom hiện có 4 khu công nghiệp đang hoạt động là Khu công nghiệp Hố Nai, Khu công nghiệp Sông Mây, Khu công nghiệp Bàu Xéo và Khu công nghiệp Giang Điền, tạo cơ hội việc làm rất lớn cho các lao động nông thôn tại địa phương, cũng như các huyện lân cận.

Bảng 2: Dân số trung bình nông thôn phân theo đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2019-2023

Đơn vị: người

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Tổng số

1.741.960

1.770.670

1.750.460

1.785.499

1.812.366

TP. Biên Hòa

7.650

7.350

7.330

7.465

7.612

TP. Long Khánh

40.760

42.370

40.770

44.373

45.582

Huyện Tân Phú

135.710

136.180

135.840

136.224

138.044

Huyện Vĩnh Cửu

138.670

141.980

139.750

141.339

143.146

Huyện Định Quán

168.030

168.320

167.960

169.135

171.010

Huyện Trảng Bom

326.500

337.950

332.970

341.657

344.026

Huyện Thống Nhất

151.170

145.520

145.280

148.327

150.498

Huyện Cẩm Mỹ

140.910

142.050

134.490

135.924

138.561

Huyện Long Thành

217.400

222.160

219.620

225.173

229.666

Huyện Xuân Lộc

210.930

212.090

213.420

216.598

219.890

Huyện Nhơn Trạch

204.230

214.700

213.030

219.284

224.331

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Số liệu ở Bảng 3 cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn Tỉnh năm 2023 đạt 1.832,07 nghìn người, tăng 3,1% so với năm 2022. Trong đó, lao động nam chiếm 54,14%; lao động nữ chiếm 45,86%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 44,25%; lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 55,75%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở các loại hình kinh tế năm 2023 đạt 1.785,78 nghìn người, tăng 2,25% so với năm 2022, chiếm 53,94% so với dân số toàn Tỉnh. Trong đó, lao động khu vực kinh tế nhà nước là 98,43 nghìn người, chiếm 5,51% tổng lao động đang làm việc của toàn Tỉnh; khu vực ngoài nhà nước là 1.027,38 nghìn người, chiếm 57,53%; khu vực đầu tư nước ngoài là 659,97 nghìn người, chiếm 36,96%.

Bảng 3: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023

Năm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người)

Đang làm việc trong các ngành kinh tế

(nghìn người)

Khu vực kinh tế nhà nước

Khu vực ngoài nhà nước

Khu vực đầu tư nước ngoài

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng

(%)

2019

1.815,1

1.787,06

129,92

7,27

1.076,35

60,23

580,79

32,50

2020

1.767,63

1.735,88

126,89

7,31

1.027,64

59,2

581,35

33,49

2021

1.756,95

1.719,64

95,46

5,55

985,86

57,33

638,32

37,12

2022

1.777,02

1.746,5

92,57

5,3

972,19

55,67

681,74

39,03

2023

1.832,07

1.785,78

98,43

5,51

1.027,38

57,53

659,97

36,96

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Số liệu ở Bảng 4 cho biết, năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,66%, trong đó khu vực nông thôn là 3,29%; khu vực thành thị là 1,89%. Tỷ lệ thiếu việc làm là 2,2%, trong đó khu vực nông thôn là 2,4% và khu vực thành thị 2,0%. Năm 2019 có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất trong giai đoạn 2019-2023, tương ứng với 1,62% và 0,24%. Nhìn chung, Đồng Nai là tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, tỷ lệ lao động có việc làm được duy trì ở mức độ cao và ổn định trong từng năm. Tuy nhiên, số lượng lớn lao động đang ở dạng tự làm, chủ yếu là lao động không có hợp đồng và làm các công việc chưa đòi hỏi trình độ, chuyên môn cao như công việc lắp ráp, công việc giản đơn… Các năm 2019, 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn ở thành thị, chứng tỏ lao động nông thôn đang tập trung nhiều ở các khu vực thành thị phát triển hơn để tìm kiếm việc làm.

Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giai đoạn 2019-2023

Đơn vị: %

Năm

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung toàn tỉnh

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

Chung toàn Tỉnh

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

2019

1,62

1,98

1,45

0,24

0,35

0,19

2020

1,86

2,03

1,74

2,4

3,2

1,9

2021

2,22

1,66

2,66

2,7

3,2

2,3

2022

1,81

1,53

2,03

1,2

0,7

1,7

2023

2,66

1,89

3,29

2,2

2,0

2,4

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Bảng 5 cho biết, năm 2023, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ so với tổng lực lượng lao động đạt 22,8%, tăng 0,5% so với năm 2022. Trong đó, lao động đã qua đào tạo tại khu vực thành thị (đạt 30,8%) cao hơn nhiều so với tại khu vực nông thôn (đạt 16,4%).

Trong giai đoạn 2019-2023, năm 2019 có tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo thấp nhất, chỉ đạt 20,9%. Mặc dù các năn sau có tăng lên, nhưng tăng lên không đáng kể và so với cả nước thì tỷ lệ này của tỉnh Đồng Nai vẫn khá thấp, chưa đạt mức trung bình (mức trung bình của cả nước khoảng 24%).

Bảng 5: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2019-2023

Đơn vị: %

Năm

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lực lượng lao động

Chung toàn Tỉnh

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

2019

20,9

33,3

14,2

2020

22,5

29,4

17,8

2021

21,9

29,8

15,9

2022

22,3

30,4

15,9

2023

22,8

30,8

16,4

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn như sau:

Một là, giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành từng lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn để tương xứng với quy mô lao động và vị trí địa lý chiến lược của địa phương, cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn thấp, khả năng nắm bắt các thông tin thị thường còn nhiều hạn chế của lao động nông thôn.

Hai là, phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn làm động lực trực tiếp giải quyết việc làm. Tỉnh cần tranh thủ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông, nguồn lao động dồi dào… để phát triển các ngành nghề, xúc tiến đầu tư, mở rộng quy mô các doanh nghiệp, giải quyết tốt thị trường tiêu thụ, ổn định các đơn hàng, hỗ trợ hiệu quả về vốn, kỹ thuật từ đó tạo ra ngày càng nhiều việc làm.

Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại để hỗ trợ giải quyết những vướng mắc nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các ngành nghề cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Việc mở rộng phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn là rất quan trọng nhằm tạo công ăn việc làm ngay trên địa bàn nông thôn, tránh hiện tượng lao động di dân lên thành thị kiếm việc làm quá nhiều, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao ở các khu đô thị.

Ba là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ phục vụ đời sống cơ bản của người lao động để tương xứng với lực lượng lao động đông đảo trên địa bàn, như: nhà ở xã hội cho công nhân, các chính sách bảo trợ xã hội…, giúp người lao động ổn định cuộc sống, nâng cao năng suất, gắn bó lâu dài với công việc, hạn chế thay đổi chỗ ở, thay đổi việc làm, từ đó giảm bớt áp lực giải quyết việc làm.

Bốn là, nâng cao chất lượng dạy nghề và mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề qua đó giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, Tỉnh cần chú trọng mở rộng thêm các cơ sở đào tạo rộng khắp trên địa bàn. Mặt khác, cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động, đặc biệt là lao động nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng nắm bắt thông tin thấp, phân bố rải rác ở những địa hình rộng lớn phức tạp…, giúp họ tham gia ngày càng nhiều về các chương trình đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, cũng như có cơ hội tiếp cận, nắm bắt các thông tin về việc làm.

Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn cần liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên vừa học tập lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng thực hành, liên kết trong việc tìm kiếm, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Ngoài ra, cần cập nhật các chương trình đào tạo bổ trợ để phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp (Vuong và Nguyen, 2024).

Năm là, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm ổn định cuộc sống, không những giảm nghèo bền vững mà còn giúp họ vươn lên làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Sáu là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai cần nỗ lực tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu việc làm cho lao động, đặc biệt các đối tượng lao động nông thôn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm cũng như tại các văn phòng đại diện, gồm cả tư vấn trực tiếp lẫn gián tiếp.

Bảy là, bản thân người lao động cần chủ động, tích cực cải thiện năng lực và trình độ hơn để tự tạo việc làm và tự tìm kiếm việc làm cho chính mình, đồng thời giới thiệu việc làm cho bạn bè, người thân.../.

Tài liệu tham khảo

1. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai (2020-2024), Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023, Nxb Thống kê.

2. Đinh Phi Hổ (2016), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Phương Đông.

3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức.

4. Trần Thị Minh Phương (2015), Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

5. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. AISDL.

Ngày nhận bài: 02/11/2024; Ngày phản biện: 02/12/2024; Ngày duyệt đăng: 25/12/2024