5 tuyệt chiêu đàm phán nên nằm lòng
Kĩ năng đàm phán rất quan trọng
1. Xác định rõ mục tiêu cơ bản khi đàm phán
Đây là những mục tiêu cơ bản nhất định mà bạn cần đạt được khi kết thúc cuộc đàm phán. Khi xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng làm chủ và chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán hơn. Khi đàm phán, bạn chỉ cần bám vào những mục tiêu mà bạn đã đặt ra, tránh để cho cuộc đàm phán đi sai hướng và để tiết kiệm thời gian của các bên.
2. Tạo ra không khí đàm phán thoải mái
Mặc dù đàm phán là để hai bên tranh luận và đòi hỏi điều kiện có lợi cho mình, tuy nhiên không nên để không khí cuộc đàm phán trở nên quá căng thẳng và gay gắt. Hãy cố làm dịu không khí, để các bên đều cảm thấy thoải mái và cuộc đàm phán có thể diễn ra tốt đẹp.
3. Hạ thấp cái tôi cá nhân xuống, cho đối phương thấy thiện chí của bạn
Trong một cuộc đàm phán, việc quá ích kỉ và chỉ khăng khăng vào những ý kiến của bản thân là nguyên nhân dễ dẫn đến thật bại nhất. Nếu bạn tôn trọng và lắng nghe những mong muốn của người khác thì người khác cũng sẽ tôn trọng và lắng nghe bạn. Nếu bạn chỉ chăm chăm bảo vệ quan điểm của mình và không hạ cái tôi của mình xuống, đối phương sẽ rất khó chịu và có nguy cơ cuộc đàm phán sẽ đi vào bế tắc.
Hạ thấp cái tôi để đàm phán thành công
4. Không quyết định nhanh chóng mà hãy kéo dài thời gian
Nóng vội đưa ra kết luận chính là điều dễ dàng khiến bạn đàm phán “hớ”. Hãy cân nhắc và cố gắng kéo dài thời gian đàm phán để có thể đạt được điều bạn muốn. Quyết định nhanh chóng dễ phạm phải sai lầm. Và việc kéo dài thời gian sẽ khiến đối phương thấy “bạn không dễ nhượng bộ”. Vì vậy, cơ hội họ chấp nhận những yêu cầu của bạn sẽ cao hơn.
5. Đưa ra câu hỏi và đáp trả và chốt vấn đề một cách quyết đoán và thông minh
Cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cũng là những vấn đề quan trọng trong đàm phán. Hãy biết cách tương tác thật thông minh để dẫn dắt cuộc đàm phán theo mong muốn của bạn. Phải biết cứng rắn, quyết đoán cũng như mềm mỏng đúng thời điểm, đúng vấn đề để có thể chinh phục đối phương. Quan trọng nhất là việc quyết định thời điểm chốt lại cuộc đàm phán. Chỉ nên chốt lại khi bạn thấy rằng mình đã đạt được những “mục tiêu cơ bản” đề ra, hoặc chí ít, kết luận không xâm phạm gì quyền lợi của mình./.
Bình luận