2022-2026: Những tỉnh nhỏ, ít dân có khả năng sáp nhập cao

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đang được lấy ý kiến.

Theo đó, khoản 10 Điều 1 dự thảo nêu rõ, các đơn vị hành chính không đạt chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính thì tiến hành nhập, sắp xếp trừ trường hợp:

- Đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 (trừ trường hợp cần thiết phải tiếp tục sắp xếp).

- Có điều kiện vị trí địa lý, địa hình biệt lập với các đơn vị hành chính khác ở hải đảo, cù lao.

- Có tiêu chuẩn quy mô dân số hoặc diện tích tự nhiên từ 200% trở lên so với mức tiêu chuẩn tại Nghị quyết này.

- Trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, lịch sử và du lịch quốc gia.

Cụ thể, tiêu chuẩn về dân số và diện tích được đề xuất tại dự thảo này và nêu tại Nghị quyết 1211/2016 ngày 25/5/2016 như Bảng.

Tiêu chí

Dân số

Diện tích

Nông thôn

Cấp tỉnh

- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ 900.000 người trở lên (1)

- Tỉnh không thuộc (1): Từ 1,4 triệu người trở lên

- Tỉnh có diện tích tự nhiên từ 12.000 km2 trở lên: Từ 700.000 người trở lên (đề xuất)

- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ 8.000 km2 trở lên;

- Tỉnh còn lại: Từ 5.000 km2 trở lên.

Cấp huyện

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 80.000 người trở lên (2)

- Huyện không thuộc (2): Từ 120.000 người trở lên.

- Huyện có diện tích tự nhiên từ 1.275 km2 trở lên: Từ 60.000 người trở lên (đề xuất).

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 850 km2 trở lên;

- Huyện còn lại: Từ 450 km2 trở lên.

Cấp xã

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 5.000 người trở lên (3);

- Xã không thuộc (3): Từ 8.000 người trở lên;

- Xã có diện tích tự nhiên từ 75 km2 trở lên: Từ 4.000 người trở lên (đề xuất).

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 50 km2 trở lên;

- Xã còn lại: Từ 30 km2 trở lên.

Đô thị

Thành phố trực thuộc Trung ương

Từ 1,5 triệu người trở lên

Từ 1.500 km2 trở lên.

Thành phố thuộc tỉnh

Từ 150.000 người trở lên (dự thảo đề xuất từ 180.000 người trở lên).

Từ 150 km2 trở lên.

Thị xã

Từ 100.000 người trở lên (đề xuất 120.000 người trở lên)

Từ 200 km2 trở lên (đề xuất 100 km2 trở lên)

Quận

Từ 150.000 người trở lên (đề xuất từ 200.000 người trở lên)

Từ 35 km2 trở lên.

Phường

- Phường thuộc quận: Từ 15.000 người trở lên;

- Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 7.000 người trở lên;

- Phường thuộc thị xã: Từ 5.000 người trở lên.

Từ 5,5 km2 trở lên.

Thị trấn

Từ 8.000 người trở lên

Từ 14 km2 trở lên.

Ngoài ra, dự thảo cũng tách hẳn tiêu chuẩn của tỉnh và tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và bổ sung cụ thể tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Quy mô dân số: Từ 250.000 người trở lên; Diện tích tự nhiên: Từ 150 km2 trở lên; Đơn vị hành chính trực thuộc: Cấp xã có từ 10 đơn vị trở lên, tỷ lệ phường trên tổng số đơn vị cấp xã từ 70% trở lên; Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc dự kiến thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí loại I hoặc loại II.

Căn cứ tiêu chuẩn này, dự kiến có 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh; Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP. Đà Nẵng, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định.

Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang, Lạng Sơn.

Bộ Nội vụ chưa đề nghị xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào!
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo do Bộ Nội vụ tổ chức, ngày 19/7.

Việc đề xuất thí điểm mới chỉ ở bước đầu của việc nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện

Tại cuộc Họp báo cung cấp thông tin cho báo chí ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Báo cáo tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 theo quy định tại Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14; báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí và phân loại đơn vị hành chính. Nhìn chung việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vừa qua là rất tốt, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đặt ra, đúng với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nhìn chung việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vừa qua là rất tốt, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đặt ra, đúng với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đang nghiên cứu để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí và phân loại đơn vị hành chính.

Tuy nhiên, gần đây một số cơ quan báo chí đưa thông tin về việc Bộ Nội vụ đề xuất thí điểm sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Thăng cũng đưa ý kiến chính thức về vấn đề này.

Thứ nhất, Thứ trưởng khẳng định, Bộ Nội vụ chưa đề nghị lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào.

“Vì đây là một vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu thấu đáo, thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận và thực tiễn”, Thứ trưởng chỉ rõ.

Bộ Nội vụ chưa đề nghị xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào!
Dự thảo sửa đổi, bổ sung này mới chỉ là bước đầu, còn một số nội dung tiếp tục phải thực hiện ngoài 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, còn một số vấn đề như vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư, yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế... Do vậy, vấn đề này rất cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như ý kiến của người dân.

- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng-

Thứ hai, Bộ Nội vụ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và tổng kết thực tiễn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cần phải lấy ý kiến rộng rãi, qua nhiều vòng.

Đây là nhiệm quan trọng cần ưu tiên thực hiện nhằm tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi một số điều quy định về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

“Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi, bổ sung này mới chỉ là bước đầu, còn một số nội dung tiếp tục phải thực hiện ngoài 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, còn một số vấn đề như vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư, yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế... Do vậy, vấn đề này rất cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như ý kiến của người dân để tổng hợp đầy đủ thông tin làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 để sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”, Thứ trưởng khẳng định.

Thứ ba, trên cơ sở tiêu chuẩn của đơn vị hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XV thông qua, Bộ Nội vụ tiếp tục đề xuất đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022-2026 kết hợp với tiếp tục sắp xếp thôn, tổ dân phố theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc “tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XII và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghi quyết Đại hội XIII của Đảng, thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, chuẩn bị xây dựng đề án thực hiện thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đúng đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, việc đề xuất thí điểm mới chỉ ở bước đầu của việc nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện, bổ sung cơ sở pháp lý, nhất là sửa đổi Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 vì đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, cần được chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, công phu và phải đánh giá tác động nhiều chiều nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia (hiện nay quy hoạch này chưa được cấp có thẩm quyền ban hành) và điều kiện thực tiễn của từng địa phương bảo đảm phù hợp với diện tích tự nhiên, quy mô dân số, vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư, yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế,... trên tinh thần phải bảo đảm mục tiêu ổn định và phát triển.

“Vì vậy, cần phải có đủ thời gian để khảo sát, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án rất toàn diện, kỹ lưỡng, thận trọng, cụ thể và hợp lý. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp”, Thứ trưởng phát biểu với báo giới./.