Chuyển đổi xanh – “Giấy thông hành” để các doanh nghiệp lên chuyến tàu “Bền vững”
Trong lộ trình thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 của Nestlé, giảm lượng khí thải từ nguyên vật liệu nông nghiệp thông qua việc áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh đang được Nestle' triển khai - Ảnh: VGP/Minh Thi |
“Giấy thông hành xanh”
Theo đó, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, giảm phát thải khí nhà kinh; sử dụng nguyên liệu đầu vào của sản xuất hiệu quả; giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường; sử dụng nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường; sử dụng các nguồn năng lượng mới; năng lượng tái tạo; năng lượng sạch; năng lượngmặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy điện, hydrogen…
Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành có liên quan đến phát thải khí nhà kính số lượng lớn, như: doanh nghiệp vận chuyển (hàng không…); doanh nghiệp sản xuất điện; doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (như sản xuất cômet; sản xuất thép; sản xuất vật liệu xây dựng…)
Đối với các doanh nghiệp có lượng phát thải khí nhà kính lớn trong thời gian tới bị bắt buộc phải tích cực triển khai các hoạt động kiểm kê khí nhà kính; hoạt động giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện nay, Liên minh châu Âu đã thông qua cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với một số hàng hóa cụ thể, như: thép, xi măng, hóa chất, phân bón…và sắp đến sẽ mở rộng ra các lĩnh vực khác.
Cơ chế (CBAM) sẽ áp giá carbon cho hàng nhập khẩu và châu Âu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính của quá trình sản xuất và đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp xuất khẩu các hàng hóa của Việt Nam phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Trong lâu dài, doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng đi các nước thuận lợi, buộc phải thay đổi sử dụng công nghệ tiên tiến (công nghệ xanh) nhằm giảm tối đa phát thải khí nhà kính. Theo cơ chế CBAM, EU sẽ đánh thuế carbon có hiệu lực từ tháng 10/2023.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, các hoạt động kiểm kê khí nhà kính theo quyết định 01/2022/QĐ-TTg, ngày 18/11/2022 của Chính phủ, đã được triển khai và đạt kết quả tích cực, theo thỏa thuận Pari yêu cầu chi tiết hóa số liệu kiểm kê các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, sản xuất công nghiệp…
Báo cáo khảo sát nhận thức doanh nghiệp về quy định liên quan đến chủ đề giảm phát thải và thị trường carbon do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và báo điện tử VNExpress công bố (ngày 18/11/2022) cho thấy, 77% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thức được hoạt động tham gia kinh doanh của doanh nghiệp có tạo phát thải khí nhà kính.
Sử dụng công nghệ xanh giúp doanh nghiệp chủ động giảm phát thải
“Công nghệ xanh” là những ứng dụng trong công nghệ, công nghiệp… mang lại kết quả lợi ích kinh tế, vừa có khả năng bảo vệ môi trường. Trong quá trình sản xuất công nghệ này không tạo ra chất thải gây ô nhiễm và không sử dụng các nguyên liệu ô nhiễm, như: công nghệ xanh trong các hoạt động xây dựng, tạo ra vật liệu xây dựng bền vững, như: thép tái chế, bê tông cách nhiệt, gỗ tái chế, tường sinh học, cao su tái chế…
Công nghệ mới có ứng dụng rộng rãi: năng lượng tái tạo (điện mặt trời, nhiệt mặt trời, gió..), than sạch; biến chất thải thành năng lượng; vận tải (xe sạch, xe điện, pin nhiên liệu…).
Việt Nam là một trong mười quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu toàn cầu; hệ quả của phát thải khí nhà kính quá mức. Vì thế, tham gia tăng trưởng xanh, doanh nghiệp đóng góp chủ lực vào giảm phát thải carbon, hướng tới sản xuất – tiêu dùng xanh và mục tiêu giảm phát thải bằng “0”, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc tuân thủ các quy định của thị trường xuất khẩu, bao gồm các quy định về môi trường và xã hội là yêu cầu bắt buộc. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ thực hiện kiểm kê khí nhà kinh cấp cơ sở, định kỳ 2 năm một lần từ năm 2024; Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2025. Do đó, doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn: chủ động giảm phát thải và một trong những giải pháp quan trọng đó là chuyển đổi sử dụng “công nghệ xanh” trong sản xuất.
Hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng chú trọng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường trong các khoản đầu tư nhằm mục đích giảm lượng phát thải khí carbon và đóng góp nỗ lực toàn cầu “net zero – 2050” ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Điển hình như Huyndai đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất và sạc điện tại Việt Nam; Hanwha Energy đầu tư nhà máy điện mặt trời 100 MW ở Cam Lâm, Khánh Hòa và đang phát triển nhà máy điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1_1500MW tại Quảng Trị.
Những điển hình thực hiện chuyển đổi xanh phát triển bền vững
Nestle Việt Nam là doanh nghiệp gắn kết với ngành nông nghiệp, đang áp dụng mô hình trang trại tái sinh làm giảm lượng khí thải từ nguyên vật liệu nông nghiệp.
Tetra pak cam kết phát triển bền vững thông qua việc phát triển vận hành nhà máy. Tetra pak Bình Dương cam kết: 100% vỏ hộp giấy cung cấp tại Việt Nam đều dán nhãn FSC của Hội đồng rừng thế giới; chứng nhận nguyên liệu khai thác từ nguồn rừng tái sinh có kiểm soát. Mở rộng mạng lưới thu mua và tái chế hộp giấy.
Vinbus và Greencar từ năm 2023, tham gia giao thông góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn và đồng thời tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, khẳng định phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường góp phần thực hiện chương trình “Net zero 2050” của Chính phủ Việt Nam theo Quyết định 876/QĐ-TTg, ngày 22/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metal của ngành giao thông vận tải. Quyết định này nêu rõ, từ năm 2025 toàn bộ xe buýt thay thế phải là xe điện, từ năm 2030 toàn bộ taxi thay thế là xe điện. Đến năm 2050, 100% xe buýt, taxi sử dụng điên, năng lượng xanh.
Một điển hình khác là Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được vinh danh “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023. Vinamilk đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngày càng bền vững hơn, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động; thể hiện rõ qua sự kiện công bố chương trình hành động “Vinamilk pathway to dairy net zero 2050”. Vinamilk đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon (Net zero) vào năm 2050, hưởng ứng cam kết mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của liên hiệp quốc năm 2021 (COP26).
Tập đoàn Hòa Phát cũng không nằm ngoài xu thế xanh. Tập đoàn đang làm kiểm kê phát thải khí nhà kinh theo yêu cầu của Chính phủ cũng như để đáp ứng cho xuất khẩu sang Châu Âu.
Tập đoàn Hòa Phát với sản phẩm chính là sản xuất thép đã chủ động tìm hiểu thông tin về CBAM (đó là cơ chế CBAM – điều chỉnh biên giới carbon/ theo đó EU sẽ ban hành chính sách thuế nhập khẩu dựa trên vết carbon) làm thủ tục xuất khẩu thép sang EU. Hòa Phát triển khai nhiều cải tiến trong sản xuất như thay thế một phần nguyên liệu than bằng hydro để giảm phát thải khí nhà kinh đáp ứng các quy định của Nhà nước và quốc tế về vấn đề này.
Tập đoàn cũng đã thực hiện tiết kiểm giảm tiêu hao năng lượng và xây dựng lộ trình phát triển thép xanh; quy mô công xuất thép Hòa Phát đạt 8,5 triệu tấn thép thô/năm. Các chương trình hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính tập trung gồm: Thực hiện theo cơ chế BCAM; Áp dụng công nghệ dập cốc khô CPQ để sản xuất điện; Sử dụng nhiệt dư khí nóng lò cao sản xuất điện; Sử dụng công nghệ tubin thu hồi năng lượng gió lò cao (BPRT)…
Trên thực tế, mới chỉ có một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn mục tiêu này, còn lại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa chú trọng trong thực hiện.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam Nguyễn Quang Vinh, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam do thiếu nguồn lực đưa ra những giải pháp xanh, thiếu nguồn lực về khoa học công nghệ, thậm chí là thiếu nguồn lực về tài chính để đầu tư cho phát triển xanh cho sản xuất xanh. Do đó, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước về khung khổ pháp lý nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh xanh, thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh bền vững và có trách nhiệm./.
CEO Đặng Đức Thành
Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC)
UVBCH Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Bình luận