Có 72 dự án của DNNN đầu tư có dấu hiệu... không hiệu quả
Cụ thể, 15 dự án có tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng so với mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 22.536 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu); 25 dự án có doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 11.384 tỷ đồng, tăng 1,14 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Đáng chú ý, 29 dự án đầu tư dở dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư: (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 4.236 tỷ đồng, tăng 1,15 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu); 8 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư.
Ngoài ra, 20 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản xuất theo tính toán khi thiết kế dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian lỗ thực tế kéo dài hơn thời gian lỗ kế hoạch (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 12.465 tỷ đồng, tăng 1,21 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư không hiệu quả |
Trước đó, ngày 16/06/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 4917/BKHĐT-PTDN đề nghị các bộ ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước rà soát các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, các tiêu chí để xác định dự án đầu tư không hiệu quả, đó là: Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng so với mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; Dự án đầu tư dở dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư; Dự án đầu tư đã đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản xuất theo tính toán khi thiết kế dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian lỗ thực tế kéo dài hơn thời gian lỗ kế hoạch; Giá thành sản phẩm thực tế cao hơn giá thành sản phẩm theo tính toán khi thiết kế dự án./.
Bình luận