Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tại các thành phố của Việt Nam trong đó có TP. Hồ Chí Minh (TP HCM) làm phát sinh ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nặng nề dẫn đến hàng ngày phát sinh rất nhiều bệnh tật cho con người. Theo tổng cục môi trường, thời gian gần đây, chất lượng không khí ở các thành phố lớn trong cả nước, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM có xu hướng giảm mạnh, nhiều ngày ở mức xấu, rất xấu, làm nguy hại đến sức khỏe của con người dân.

Ô nhiễm không khí đã trở thành 1 rào cản để cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tìm kiếm những giải pháp và thực hiện có hiệu quả để cải thiện môi trường không khí.

“Đánh thức Rồng xanh”, tầm nhìn về một TP. Hồ Chí Minh có chất lượng sống cao
TP HCM trở thành mẫu trong công cuộc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA

Một là, chuyển đổi nguồn năng lượng sạch, giao thông công cộng và giao thông xanh

Ưu tiên năng lượng tái tạo: hướng tới sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, gió, và năng lượng hydro để giảm phát thải từ các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu, và khí đốt.

Phát triển giao thông công cộng: tăng cường hệ thống giao thông công cộng, giảm thiếu sự phụ thuộc vào ô tô cá nhân và thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện công cộng.

Khuyến khích giao thông xanh: ưu tiên phương tiện giao thông xanh, như xe điện hoặc xe hybrid, để giảm phát thải từ giao thông vận tải.

Hai là, quản lý rừng và lâm nghiệp bền vững: tăng cường công tác ngăn chặn cháy rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường rừng. ngoài ra cần thực hiện quản lý lâm nghiệp bền vững để giảm tác động tiêu cực đến chất lượng không khí.

Ba là, kiểm soát quy trình sản xuất và công nghiệp:

Áp dụng công nghệ sạch: sử dụng công nghệ sạch và hiệu quả để giảm phát thải trong quy trình sản xuất và công nghiệp.

Thực hiện tiêu chuẩn môi trường: áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn môi trường để kiểm soát quá trình sản xuất và giảm ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp.

Bốn là, thực hiện quản lý chất thải và xử lý nước thải: phát triển và thúc đẩy chương trình tái chế để giảm lượng chất thải và quá trình đốt cháy rác. thực hiện các biện pháp hiệu quả đề xử lý nước thải từ các nguồn khác nhau, tránh ô 'iễm nguồn nước và không khí.

Riêng tại TP HCM cẩn thiết giải pháp số 5: Đề án “Đánh thức rồng xanh”

TẦM NHÌN VỀ MỘT TP HCM CÓ CHẤT LƯỢNG SỐNG CAO

Sông Sài Gòn nhận được sự ưu đãi của thiên nhiên với chiều dài 256 km, chạy dọc trên địa phận TP HCM khoảng 80 km, bắt nguồn từ rạch châm nằm trong Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước, qua Tỉnh Bình Dương và điểm đến cuối là Huyện Cần Giờ đổ ra biển. Hệ thống kênh, rạch, ao, hồ kết nối vào sông Sài Gòn, hình thành một hệ thống hạ tâng xanh đa chức năng, đang hướng tới tạo dựng các tiêu chí về sinh thái, văn hóa, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nội dung đề án “Đánh thức Rồng xanh”

Định hình những giá trị của dòng sông và đề xuất những giải pháp huy động nguồn lực xã hội để quy hoạch thiết kế đầu tư và khai thác hiệu quả một hà tầng xanh đa chức năng cho dòng sông Sài Gòn; được ví như 1 chương trình hành động “gọi rồng xanh thức giấc”

Trong xu thế chuyển đổi xanh, giảm thiểu phát thải và thích nghi biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Đảng cũng chính là điểm nhấn nội bộ, từng bước hình thành thương hiệu của TP HCM, trên trường quốc tế với việc thúc đẩy xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế dịch vụ hài hòa với môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hóa sông nước, làm đậm đà hơn những giá trị di sản lịch sử và di sản kiến trúc cảnh quan của thành phố.

Dòng sông từ bao thế kỷ này, đã đóng một vai trò quan trọng như một hạ tầng giao thông, thoát hóa sông nước dọc theo nhiều vùng đất. Chiến tranh và đô thị hoa thiếu kiểm soát đã có giai đoạn làm cho dòng sông bị lãng quên, quay lưng khỏi cuộc sống đô thị. Nhiều vấn đề như sạt lở bờ, ngập úng và suy thoái giá trị sinh thái cảnh quan ven sông là những thách thức lớn cho nền kinh tế và cuộc sống đô thị. Việc giải quyết những vấn đề trên ngày càng trở nên cấp thiết đối với công tác quản lý và quy hoạch, nhằm tạo cơ hội khả thi cho những dự án đầu tư phát triển hỗn hợp, khôi phục lại những không gian cảnh quan và những giá trị của dòng sông. Điều này càng có ý nghĩa khi các thành phố đang đối diện với những thách thức, những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu và môi trường, từ nguy cơ đánh mất những giá trị suy thoái cảnh quan sinh thái và di sản, những chức năng cơ bản của dòng sông. Đề án “Đánh thức rồng xanh - sông Sài Gòn” là tiền đề cho những hành động cấp thiết hiện nay của thành phố.

Tầm nhìn về một thành phố có chất lượng sống cao, hấp dẫn và đậm đà bản sắc sông nước, cảm hứng cho sự phát triển một hành lang kinh tế xanh dọc theo sông Sài Gòn. Đô thị từng bước chuyển đổi và phát triển trên nền tảng hệ sinh thái đa dạng, một hành lang kinh tế dịch vụ sống động, dựa trên một hạ tầng xanh đa chức năng. Cấu trúc hạ tầng xanh bao gồm hệ thống kênh rạch, hệ thống cảnh quan sinh thái nước, gắn kết hạ tầng kỹ thuật cầu cảng, công viên và tiện ích đô thị, gắn kết chức năng hai bờ và hợp tác liên vùng, phát huy hiệu quả sử dụng đất bền vững. Những yếu tố văn hóa với lịch sử và những chu trình sinh thái tự nhiên là nền tảng cho những hoạt động kinh tế xã hội của thành phố và vùng thành phố. Nhìn nhận lại những dấu ấn phát triển để chỉ ra những giá trị cần bảo tồn, tìm ra những cơ hội chuyển đổi đô thị đột phá bên bờ sông, dựa trên nền tảng và mô hình kinh tế bền vững: từ việc lựa chọn đúng vị trí, cách làm và những bước đi phù hợp; tham khảo những bài học thành công và thất bại trong quá khứ.

Đề án “Đánh thức rồng xanh” là cơ hội tăng cường đáng kể diện tích cây xanh và hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội cho các hoạt động văn hóa sông nước. Công trình góp phần tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, du lịch, giải trí, kinh tế cộng đồng và xây dựng thương hiệu cho Thành phố trong xu hướng giảm thiểu phát thải, thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Điểm nhấn của đề án “Đánh thức Rồng xanh”

Quy hoạch và đầu tư xây dựng 42 công viên dọc 2 bên sông Sài Gòn (mỗi bên ít nhất 21 công viên); bình quân công viên này cách công công viên kia 6 km; mỗi công viên quy hoạch 20 ha. + Đi kèm là tổ chức trồng mới 100 triệu cây (quy hoạch, xây dựng 42 công viên.)

+ Cây xanh trên cả địa bàn TP HCM, tập trung dọc 2 bên bờ sông; với mật độ cây xanh. Như vậy Rồng xanh Sông Sài Gòn mơ ước trở thành “kỳ quan thế giới mới”

+ Từ công trình: Rồng xanh Sông Sài Gòn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước tăng lên đáng kể, và ngành du lịch của TP HCM sẽ trở thành nhành kinh tế mũi nhọn.

+ Mật độ không khí tại TP HCM sẽ dày đặc và ngày lập tức nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố ngay từ bây giờ không phải đợi đến khi thành phố giàu lên.

Giá trị của công trình “Đánh thức Rồng xanh”

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân TP HCM ngay từ bây giờ (không phải đợi đến 2050-net Zero)

+ Phát triển đột biến ngành du lịch của TP HCM, tăng nguồn thu đóng góp ngân sách, phát triển kinh tế xã hội TP HCM lên 1 tầm cao mới (Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước).

Năm 2023 tổng thu ngành du lịch TP HCM 160.000 tỷ đồng. Năm 2024 tổng thu ngành du lịch TP HCM > 190.000 tỷ đồng.

+ TP HCM trở thành mẫu trong công cuộc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

+ Xây dựng thương hiệu đặc biệt cho TP HCM. Có thể nói, sông Sài Gòn trở thành "Rồng xanh - sông Sài Gòn" sẽ là một tác phẩm kiến trúc thiên nhiên, văn hóa, một biểu tượng thiêng liêng quý giá, thương hiệu đặc biệt và là niềm tự hào của người dân TPHCM trong thời gian tới. Vì thế, cần xây dựng, cải tạo hạ tầng hai bên sông Sài Gòn, định hình những giá trị của dòng sông, đề xuất quy hoạch, đầu tư và khai thác hiệu quả hạ tầng xanh đa chức năng cho dòng sông Sài Gòn./.

CEO, TS. Đặng Đức Thành (TS danh dự ĐH Quốc tế Hoa Kỳ)

Chủ tịch Quỹ vì chất lượng cuộc sống

UVBCH Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)