TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để bước vào “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc“?
GS. TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc “kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Nói về giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bằng thu nhập trung bình. GS. TS. Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trùng tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là ưu tiên cao nhất… Khởi xướng và thực hiện cách mạng chuyển đổi số. Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.
Là đầu tàu kinh tế và nhiều lĩnh vực, TP. Hồ Chí Minh càng phải thể hiện rõ vị thế, vai trò của mình khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là: TP. Hồ Chí Minh cần phải làm gì khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?
TP. Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước |
Trong phạm vi hẹp, Câu lạc bộ các nhà kinh tế để xuất TP Hồ Chí Minh thực hiện 3 giải pháp trọng tâm.
Giải pháp 1, thống qua thực hiện đề án “Đánh thức Rồng xanh” TP. Chí Minh sẽ là Thành phố “mẫu” trong thực hiện tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
Tầm nhìn về 1 TP. Hồ Chí Minh có chất lượng sống cao ngay từ năm 2025 đến năm 2030, theo đó cần quy hoạch thiết kế, đầu tư và khai thác hiệu quả 1 hạ tầng xanh đa chức năng cho dòng sông Sài Gòn; Đề án “Đánh thức Rồng xanh” với điểm nhấn quy hoạch xây dựng 42 công viên bảo tồn thiên nhiên dọc hai bên bờ sông Sài Gòn cùng với 2 khu rừng (đầu nguồn: Củ Chi (khoảng 300 ha); hạ nguồn: vùng sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với trên 75.000 ha) bảo tồn thiên nhiên.
Với quy mô và tổng diện tích mặt nước sông Sài Gòn, nâng cao hiệu quả khai thác kinh tế, du lịch, tăng giá trị cảnh quan, đặc biệt hình thành hệ sinh thái hạ tầng xanh đa chức năng; cùng với kế hoạch trồng mới 100 triệu cây xanh, đi kèm các giải pháp đồng bộ giảm phát thải khí carbon, các giải pháp bảo vệ, môi trường làm sạch dòng sông.
Với Rồng xanh sông Sài Gòn – mơ ước kỳ quan thế giới mới, TP. Hồ Chí Minh sẽ thực sự trở thành mô hình “mẫu” trong thực hiện tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Với việc trở thành hình mẫu xanh, nguồn thu từ ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh dự báo cũng sẽ tăng đột biến cho ngân sách thành phố; phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2024, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 45 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, tổng doanh thu hơn 190.000 tỷ đồng, đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm về cả chỉ tiêu doanh thu và lượt khách du lịch, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 đạt 160.000 tỷ đồng) đạt 100% so với kế hoạch năm 2024.
Giải pháp 2, vận dụng nghị quyết 98/2023/QH (về thí điểm, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh vào lĩnh vực
Đổi mới giáo dục đại học theo mô hình: “Đại học khởi nghiệp” (xu thế của thế giới); khuyến khích các trường đại học trên địa bàn Thành phố phát triển. Đại học khởi nghiệp có khả năng tạo ra các loại hình doanh nghiệp Spin-off, Spin-out và startup nhiều nhất có thể trên cơ sở xây dựng 1 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu hiệu quả.
Nhà nước cần chú trọng cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy các trường đại học trở thành đại học khởi nghiệp – xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Chính các trường đại học khởi nghiệp sẽ là trung tâm phát triển doanh nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; các trường đại học khởi nghiệp sẽ phát triển tinh thần khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp – động lực để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của quốc gia.
Nếu trước nay, trường đại học chỉ có chức năng đào tạo, nghiên cứu, thì bây giờ đại học khởi nghiệp thêm một công việc mới là sản xuất ra doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo báo cáo từ Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. với lực lượng 62 trường đại học và học viện; 48 trường cao đẳng của TP. Hồ Chí Minh nếu định hướng và phát triển theo đại học khởi nghiệp sẽ là giải pháp đột phá phát triển lực lượng doanh nghiệp và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố, đây là lực lượng chủ công đẩy mạnh tăng thu ngân sách phát triển bền vững kinh tế, xã hội TP. Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2022, số doanh nghiệp đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh là 268.000 doanh nghiệp chiếm 31% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minhlà 866.000 doanh nghiệp; thu ngân sách của Thành phố chiếm 23% ngân sách cả nước.
Bài học rút ra từ nhiều năm qua TP. Hồ Chí Minh: địa bàn nào có số lượng doanh nghiệp đông và chất lượng thì nơi đó phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đóng góp nhiều cho đất nước, không chỉ nộp thuế về ngân sách nhà nước hàng năm.
Giải pháp 3, vận dụng Nghị quyết số 98/2023/QH, ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh
Cần đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là ưu tiên cao nhất. Hạn chế sử dụng nguồn đầu tư từ kinh phí ngân sách, nguồn ngân sách chỉ sử dụng “mồi” chỉ tiêu vào công việc chuẩn bị đầu tư như thiết kế, khảo sát... Huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân.
Một là, kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xâu dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình một thời gian nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ đầu tư sẽ được phép thu phí để hoàn vốn. (do thỏa thuận).
Hai là, kêu gọi đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh). Là hợp đồng ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các nhà đầu tư là các doanh nghiệp. Sau khi công trình được hoàn thành thì nhà đầu tư đó được quyền sở hữu và kinh doanh công trình xây dựng đó theo thỏa thuận ký kết. Khi hết thời hạn các doanh nghiệp sẽ chấm dứt các hoạt động của dự án đầu tư.
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đã và đang đầu tư tại Việt Nam nhiều năm số lượng rất đông. Trong số đó, doanh nghiệp Hàn Quốc trên 8000 doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam, có trên 5360 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư tại Việt Nam…). Những doanh nghiệp FDI này sẽ là nguồn đầu tư rất lớn cho các công trình hạ tầng tại Việt Nam; giảm áp lực cho ngân sách quốc gia rất lớn.
Kết luận: Toàn bộ các giải pháp đề xuất trên tinh thần đổi mới sáng tạo để bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cao nhất là thực hiện theo lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
“Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
CEO, TS. Đặng Đức Thành (Tiến sĩ danh dự Đại học quốc tế Hoa Kỳ (IAU))
Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC)
Bình luận