Doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng "li ti" hóa
Doanh nghiệp ngày càng li ti hóa
Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2015 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 13/04/2016, trong năm giai đoạn 2007-2015, cả nước đã có gần 692 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đã đăng ký lên khoảng 941 nghìn doanh nghiệp. Tính đến hết ngày 31/12/2015, Việt Nam có khoảng gần 513 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 428 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 45,5%), trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là khoảng 117 nghìn doanh nghiệp (chiếm 12,5%).
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Tuy nhiên, số doanh nghiệp buộc phải giải thể và tạm ngừng hoạt động của cả nước cũng lên đến 80.858 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn cao hơn số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Báo cáo cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt
Điều đáng lo ngại hơn cả là hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhìn chung đang giảm xuống, từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 15,4 lần năm 2014. Điều này chủ yếu do tiền lương ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng của lao động vẫn chưa tăng tương xứng. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ đã tiếp tục tăng cao từ 30% năm 2007 lên 45,4% năm 2014. Trong khi, hiệu suất sinh lời trên tài sản của các doanh nghiệp cũng giảm từ khoảng 4% năm 2007 xuống 3,6% năm 2014. Chính điều này dẫn đến tình trạng, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vẫn tăng cao.
Đồng tình với những điểm mà báo cáo đã nêu, bà Từ Thị Bích Lộc, lãnh đạo một doanh nghiệp may tại Hà Nội kể về câu chuyện chính doanh nghiệp của mình, trước đây khi thành lập doanh nghiệp may mặc, quy mô của doanh nghiệp lên tới hơn 200 công nhân. Thế nhưng, chi phí kinh doanh ngày càng tăng lên, “ăn” vào vốn và lãi, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng thấp, nên doanh nghiệp đành phải “ngậm ngùi” thu hẹp quy mô hoạt động, để hạn chế rủi ro.
“Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng, từng xuất đi Mỹ, Nhật và cũng có nhiều khách hàng hỏi thăm, nhưng chúng tôi không dám làm, vì càng làm càng lỗ” – Vị doanh nghiệp này phân trần.
Một nguyên nhân khác được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh chỉ ra, đó là việc doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu khiến kết quả sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp và dần bị đào thải.
“Trong khi công nghệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, thì phần lớn các doanh nghiệp Việt
Ở góc độ khác, ông Trần Bá Trung, Phó Chủ tịch Hội các nhà quản trị Việt
Doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng "li ti" hóa
Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể hơn nữa cho doanh nghiệp
Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, trong đó đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu tố sản xuất một các lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch. Đồng thời tăng cường các biện pháp, chính sách trợ giúp nhất là trong khuôn khổ dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sắp được ban hành trong thời gian tới.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Lộc cho biết, doanh nghiệp cần lắm sự hỗ trợ của Nhà nước. Bà kiến nghị, Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể hơn nữa cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi hiện nay doanh nghiệp có rất nhiều gánh nặng trên vai.
Còn theo ông Trần Bá Trung, quản trị là vấn đề then chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp, do đó cần có những chính sách hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực này, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc tổ chức các hoạt động tôn vinh những nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi, làm tấm dương cho các nhà lãnh đạo khác.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Luật này với các nguyên tắc, như: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, quy định cụ thể cách thức, cũng như đối tượng hỗ trợ; công khai, minh bạch trong hỗ trợ... hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp nhiều hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng khuyến nghị rằng, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Đặc biệt, nên tham khảo sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh trên thị trường./.
Bình luận