Thị trường chăm sóc sức khỏe cá nhân tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người Việt ngày càng tăng cao
Theo báo cáo của EuroMonitor International, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mức trung bình 6% mỗi năm và dự kiến sẽ đạt doanh thu 3,5 tỷ USD vào năm 2026. Hậu quả của đại dịch Covid-19 cũng đã thay đổi quan điểm của người tiêu dùng toàn cầu, khi họ dần ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và thân thiện với sức khỏe. Đây là cơ hội vàng cho các thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi quan điểm tiêu dùng của người dùng khi ưu tiên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp an toàn, thân thiện với sức khỏe |
Trong khi đó, theo Beauty & Personal Care – Vietnam của Statista, dự kiến doanh thu của thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam sẽ đạt 2,66 tỷ USD vào năm 2024. Dự kiến thị trường này sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,97% (CAGR 2024-2028). Phân khúc lớn nhất trong thị trường là chăm sóc cá nhân, ước tính đạt giá trị thị trường 1,17 tỷ USD vào năm 2024.
Xét về quy mô dân số, doanh thu bình quân đầu người tại Việt Nam dự kiến đạt 26,77 USD vào năm 2024. Doanh thu bình quân đầu người trong thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng từ năm 2024 đến năm 2028, tổng cộng 2,7 USD (+ 10,09%). Sau 8 năm liên tiếp tăng, chỉ số này ước tính đạt 29,43 USD, do đó sẽ đạt đỉnh mới vào năm 2028. Những con số tích cực từ thị trường khiến nhiều thương hiệu coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng.
Bà Lee Joyce, Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của Tập đoàn MKA Joycare và Yukazan, thương hiệu thuộc MKA Joycare, chuyên về các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và cá nhân, chia sẻ: “Trước khi mở rộng vào Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận thấy phân khúc khách hàng trung lưu và cao cấp đang phát triển rất nhanh. Phụ nữ Việt Nam không chỉ yêu thích thời trang, mà còn sẵn sàng trải nghiệm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp mới, tạo điều kiện thuận lợi cho Yukazan tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng”. Yukazan đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 4/2024. Hiện nay, các sản phẩm của Yukazan đã có mặt tại hơn 4.500 cửa hàng bán lẻ cùng các kênh thương mại điện tử phổ biến.
Điều chỉnh để thích nghi với thị trường Việt
Theo kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao công bố cho thấy, thị trường tiêu dùng Việt đang dần phát triển về chiều sâu. Đồng thời, nhu cầu sử dụng sản phẩm vì sức khỏe, xanh - sạch, có tính bền vững, ít tác động tới môi trường... là những xu hướng nổi bật hiện nay tại thị trường nội địa.
Cụ thể, cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 thực hiện từ tháng 9/2022 đến nay, khảo sát trực tiếp và trực tuyến nhằm thu thập ý kiến đánh giá, bình chọn của người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc. Kết quả ghi nhận hơn 61.000 lượt bình chọn cho cộng đồng doanh nghiệp, từ khảo sát trực tiếp những điểm bán, người tiêu dùng cùng lúc diễn ra tại những thành phố trực thuộc trung ương là các trung tâm kinh tế của các vùng miền như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Người tiêu dùng không chỉ chú trọng những yếu tố rất cơ bản như chất lượng, giá cả..., mà ngày càng quan tâm các yếu tố về an toàn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ |
Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng, người tiêu dùng không chỉ chú trọng những yếu tố rất cơ bản như chất lượng, giá cả... mà ngày càng quan tâm các yếu tố về an toàn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Riêng đối với sản phẩm ở một số nhóm ngành, gồm: thực phẩm, đồ uống..., thì những yếu tố về an toàn sử dụng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm hơn trước.
Thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ toàn cầu đạt 15.500 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ vượt 22.000 triệu USD vào năm 2024. Trong khi đó, doanh thu trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam đạt 2,36 tỷ USD trong năm 2023 và ước tính sẽ tăng trưởng kép hàng năm là 3,32% trong giai đoạn 2023 - 2027, tạo ra doanh thu lớn nhất so với các mặt hàng khác và sẽ tập trung thông qua các giao dịch bán hàng trực tuyến, theo Statista.
Để thích nghi với thị trường, đại diện của Yukazan cho biết, thương hiệu này tập trung vào phát triển các dòng sản phẩm với thành phần tự nhiên và thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng hiện nay. Mỗi sản phẩm đều mang lại những công dụng riêng biệt và không trùng lặp với các thương hiệu khác. Thương hiệu không ngừng nghiên cứu, điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với điều kiện sống và thói quen tiêu dùng của người Việt. Ngoài ra, để sản phẩm đến được đông đảo người dùng, bà Lee Joyce nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến và cửa hàng vật lý, giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện của người tiêu dùng hiện đại.
“Chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác chiến lược tại Việt Nam, để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng địa phương”, bà Lee Joyce nhấn mạnh./.
Bình luận