Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Trong quý I/2016 tổng số vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn trong quý I là 1,7 tỷ USD.Đây là khu vực thu hút ĐTNN lớn nhất trong cả nước chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn đầu tư cả nước trong quý I.

Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 81 dự án cấp mới và 163 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký cả cấp mới trong quý I là 1,29 tỷ USD chiếm 76% tổng vốn đầu tư theo ngành. Đứng thứ 2 là lĩnh vực Cấp nước và xử lý chất thải với số vốn là 115 triệu USD. Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ đứng thứ 3 với số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 105,7 triệu USD.

Trong quý I/2016, tổng số vốn đăng ký và cấp mới vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là 1,29% tỷ USD chiếm 76% tổng vốn đầu tư theo ngành

Trong vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng trong quý I với tổng số vốn đầu tư 585,4 triệu USD chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư, đứng thứ 2 là Bình Dương với số vốn đầu tư là 376 triệu USD chiếm 22% tổng vốn đầu tư của vùng, đứng thứ 3 là TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư là 354,2 triệu USD chiếm 20,7 triệu USD.

Tính trong quý I năm 2016, tại vùng Đông Nam Bộ đã thu hút được 41 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư; dẫn đầu là Nhật Bản với 32 dự án cấp mới và 50 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn là 309,3 triệu USD chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư của vùng; đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 269,6 triệu USD chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư. Brunei đứng vị trí thứ 3 với số vốn đầu tư vào vùng là 148,2 triệu USD chiếm 8,6 % tổng vốn đầu tư./.

Một số dự án lớn của Vùng Đông Nam Bộ trong quý I/2016

1. Nhà máy xử ký và tái chế bụi lò thép tại Việt Nam (VPR) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 115 triệu USD do Zincox Resources Public Limited Company của Vương Quốc Anh, đầu tư tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với mục tiêu Tái chế phế liệu kim loại

2. Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Promax Textile (Việt Nam) tại KCN Nhơn Trạch III – Giai đoạn 2, tỉnh Đồng Nai tổng vốn đầu tư đăng ký là 55 triệu USD, nhà đầu tư Brunei với mục tiêu Dệt các loại vải.

3. Công ty TNHH Great Kingdom tại Giang Điền với tổng vốn đầu tư 38 triệu USD, do nhà đầu tư Brunei, dự án đầu tư vào sản xuất các sản phẩm bằng gỗ: giường, tủ, bàn, ghế, kệ, móc treo, xe đẩy./.