Việt Nam và UNIDO triển khai thành công rực rỡ dự án khu công nghiệp sinh thái giai đoạn 2020-2024
Toàn cảnh Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái giai đoạn 2020-2024 |
Sáng ngày 12/4/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đồng tổ chức thành công Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp (KCN) sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” giai đoạn 2020-2024. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái chủ trì điều hành Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái giai đoạn 2020-2024 |
Mục đích của Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của Dự án trong việc đẩy mạnh triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam trong 4 năm qua (giai đoạn 2020-2024); đồng thời chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và định hướng triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các chuyên gia UNIDO tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Tham dự Hội thảo tổng kết Dự án có bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam; đại diện đến từ các bộ, ngành trung ương và địa phương; các tổ chức quốc tế và song phương; các tổ chức tài chính, hiệp hội và doanh nghiệp; các đơn vị nghiên cứu; các Ban Quản lý KCN, KKT trong cả nước; nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN, KKT đang thụ hưởng dự án và một số các nhà đầu tư hạ tầng tiêu biểu trong cả nước; các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông ở trung ương và địa phương đến dự và đưa tin.
Các thành viên Ban chỉ đạo dự án KCN sinh thái và các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO và SECO hợp tác chặt chẽ phát triển KCN sinh thái
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái bày tỏ vui mừng, phấn khởi được đón tiếp các quý vị đại biểu đến tham dự Hội thảo tổng kết Dự án và chung vui, chúc mừng thành công của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái đã gặt hái được trong việc thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái. Đồng thời trân trọng cảm ơn các bộ, ngành trung ương và các sở, ban ngành ở 5 địa phương thực hiện dự án; đặc biệt cảm ơn các nhà tài trợ SECO, UNIDO đã đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong suốt thời gian thực hiện Dự án; ghi nhận, cảm ơn và đánh giá cao các Ban Quản lý KCN, KKT và các doanh nghiệp đang thụ hưởng Dự án quan tâm và đặt niềm tin vào các hoạt động của Dự án.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái phát biểu khai mạc Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Ông Lê Thành Quân cho biết, Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” được phê duyệt và triển khai thực hiện từ tháng 5/2020 đến nay, với nhiều hoạt động liên quan thực hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương, trong đó tập trung thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các KCN tại các thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Cần Thơ. Dự án sẽ chính thức kết thúc vào ngày 30/4/2024.
Đại diện nhà tài trợ SECO và lãnh đạo các Ban Quản lý KCN, KKT (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Trong quá trình triển khai Dự án, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, nhưng đến nay về cơ bản Dự án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu. Cụ thể là: (1) Khuyến khích phát triển và lồng ghép KCN sinh thái trong thể chế, chính sách; (2) Xác định và triển khai thực hiện các cơ hội KCN sinh thái nhằm đem lại lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội cho doanh nghiệp trong các KCN.
Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Là một trong 7 quốc gia tham gia Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, kết quả của Dự án tại Việt Nam được các nhà tài trợ, các đối tác thực hiện và cộng đồng doanh nghiệp tại các địa phương tham gia Dự án đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hạ tầng KCN và doanh nghiệp thứ cấp tham gia Dự án. Dự án góp phần thúc đẩy triển khai mô hình KCN sinh thái, phù hợp với Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, các cam kết trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) và hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.
Các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
“Ngày hôm qua, một số quý vị đại biểu ở đây đã được tận mắt chứng kiến ví dụ sinh động về liên kết cộng sinh công nghiệp trong dịch vụ cung cấp hơi tại KCN Amata; và trong phiên thứ 3 của Hội thảo hôm nay, chúng ta sẽ được nghe thêm về những sáng kiến KCN sinh thái cùng những lợi ích môi trường, kinh tế nhờ áp dụng mô hình này tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng. Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, các hội thảo, truyền thông, chương trình trao đổi kinh nghiệm của Dự án, khái niệm KCN sinh thái đã đến gần hơn với các cơ quan quản lý nhà nước và cộng động doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý của Việt Nam và các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận, học hỏi từ kinh nghiệm của các chuyên gia, các quốc gia trên thế giới như: Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Indonesia để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn KCN sinh thái tại Việt Nam tiệm cận với khung quốc tế”, ông Quân tự hào chia sẻ.
Chuyên gia UNIDO và lãnh đạo Ban Quản lý KKT Hải Phòng (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Theo ông Quân, hiện nay thế giới đang thay đổi rất nhanh, nguồn lực về lao động, đất đai, tài nguyên và các chính sách ưu đãi về thuế đã dần tới hạn; phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang trở thành xu thế chủ đạo, tất yếu của các quốc gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Trong bối cảnh đó, việc phát triển KCN, KKT cần các mô hình mới với các chính sách phù hợp như mô hình KCN sinh thái, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư và tận dụng được cuộc CMCN 4.0.
Để phát triển KCN sinh thái toàn diện và hiệu quả, ông Lê Thành Quân cho rằng: Trong thời gian tới, cần tiếp tục nhân rộng việc thực hiện KCN sinh thái, xây dựng hệ thống thông tin để đánh giá, chứng nhận và giám sát hoạt động của các KCN sinh thái, kết hợp với tăng cường cơ chế đối thoại công tư. Tăng cường năng lực và cơ chế điều phối chặt chẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Đồng thời, ông mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành sát cánh của các đối tác UNIDO và SECO, sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là khối khu vực tư nhân để phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Các đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Thuận tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Thay mặt UNIDO, bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Quốc gia của UNIDO tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” sau 4 năm triển khai thực hiện. Đồng thời, bày tỏ cảm ơn chân thành tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ban quản lý và các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp đầu tư thứ cấp tham gia Dự án đã tin tưởng và đồng hành cùng UNIDO trong những ngày đầu tiên triển khai KCN sinh thái đến hôm nay, khi mà sự hiểu biết về KCN sinh thái tại thời điểm ban đầu triển khai Dự án KCN sinh thái là con số 0 (giai đoạn I từ năm 2015- 2020).
Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Quốc gia của UNIDO tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Theo bà Thảo, Dự án trong 4 năm qua đã hỗ trợ xây dựng khung thể chế và chính sách cho phát triển KCN sinh thái, hỗ trợ các KCN chuyển đổi theo hướng KCN sinh thái, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, hiệu quả năng lượng và sản xuất sạch hơn, đánh giá tiềm năng và thực hiện cộng sinh công nghiệp.
“Qúy vị sẽ được nghe các kết quả cụ thể được trình bày trong buổi sáng ngày hôm nay, trong đó phần lớn các kết quả đạt được đã vượt chỉ tiêu ban đầu, với rất nhiều kết quả vượt từ 2-13 lần. Tôi hy vọng những kết quả cụ thể về mặt kinh tế - xã hội và môi trường từ dự án sẽ truyền động lực cho việc áp dụng mô hình KCN sinh thái vì sự phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững tại Việt Nam”, bà Thảo tự hào và bày tỏ kỳ vọng.
Các đại biểu đến từ Tập đoàn Phú Mỹ và Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Với vai trò là đối tác quan trọng của Việt Nam và trực tiếp đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong suốt quá trình triển khai Dự án, bà Thảo chia sẻ cảm xúc, tại thời điểm bắt đầu dự án KCN sinh thái đầu tiên tại Việt Nam năm 2015, UNIDO không thể nghĩ tới những thành tựu vô cùng ấn tượng mà Dự án đạt được đến thời điểm này. Dự án sẽ không thể đạt được kết quả như vậy nếu không có sự đồng thuận, đồng lòng, cam kết và hành động quyết liệt của tất cả các đối tác tham gia dự án, đứng đầu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua Vụ Quản lý các Khu kinh tế; các Ban Quản lý và các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp của các địa phương thụ hưởng Dự án.
Các đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Bà Thảo khẳng định: Những niềm tin và hành động của 10 năm trước, những nỗ lực hành động vượt qua khó khăn của những ngày tháng đầu tiên đó để tạo ra kết quả cụ thể, minh chứng cho hiệu quả cả về kinh tế - môi trường và xã hội của mô hình KCN sinh thái; đã tạo tác động lan tỏa, thu hút sự quan tâm phát triển KCN sinh thái rộng khắp ở tất cả các cấp như hiện nay; đồng thời bày tỏ vui mừng: “Tôi rất ấn tượng khi nghe những chia sẻ trong buổi họp Ban Chỉ đạo Dự án KCN sinh thái chiều qua rằng nhiều tỉnh, thành phố đã coi phát triển KCN theo hướng sinh thái là nhu cầu cấp bách để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, nhiều doanh nghiệp và chủ đầu tư hạ tầng không còn coi phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái là khoản chi tốn kém mà coi đây là giải pháp mang lại lợi ích kinh tế, giúp nâng cao vị thế kinh doanh”.
Các đại biểu đến từ KCN DEEP C tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Theo bà Thảo, cuộc khủng hoảng khí hậu – môi trường và đa dạng sinh học ở cấp độ toàn cầu hiện nay đã cho cho chúng ta thấy rõ xu hướng tất yếu của việc chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Và KCN sinh thái, cái nôi của các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đang chuyển từ mô hình “khai thác – sản xuất – thải bỏ” sang mô hình kinh tế tuần hoàn, ưu tiên việc thiết kế bền vững, hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế. Đồng thời bà Thảo cho biết: UNIDO và Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục đồng hành trong giai đoạn II Chương trình toàn cầu của UNIDO về KCN sinh thái do SECO tài trợ. Bên cạnh những hoạt động nhân rộng và tiếp tục hỗ trợ như giai đoạn trước, Dự án này có những điểm mới như xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về KCN sinh thái, hỗ trợ thiết kế KCN sinh thái ngay từ đầu để tối đa hóa hiệu quả cơ sở hạ tầng, áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn, tăng cường hoạt động cộng sinh công nghiệp – đô thị, áp dụng công nghệ các bon thấp, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, thu hút các nguồn tài chính xanh.
Bà Thảo hy vọng và khẳng định cam kết của UNIDO: “Tôi hy vọng Dự án tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực và hiệu quả từ các bên có liên quan. UNIDO là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Với bề dày kinh nghiệm của mình, chúng tôi cam kết đồng hành với Chính phủ Việt Nam trong phát triển KCN sinh thái, đào tạo kỹ năng và hợp tác cùng hành động để biến thách thức thành giải pháp cho một Việt Nam thịnh vượng và bền vững”.
Các đại biểu đến từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang và nhà đầu tư hạ tầng KCN An Phát (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Đến dự và phát biểu tại Hội thảo, bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ của Việt Nam, UINDO và SECO đã góp phần thúc đẩy phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam trong nhiều năm qua (từ năm 2015 đến nay). Theo bà Sibylle Bachmann, trong nhiều năm qua Chính phủ Thuỵ Sỹ đã hợp tác với UNIDO, thông qua các chuyên gia của UNIDO đã hỗ trợ cho Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển môi trường bền vững.
Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Ghi nhận và chúc mừng Dự án KCN sinh thái đã triển khai thành công KCN sinh thái trong 4 năm qua, bà Sibylle Bachmann khẳng định: Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng cuả KCN sinh thái cho các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; Dự án đã đạt được những kết quả hiện thực thông qua những con số ấn tượng (chỉ số KCN sinh thái, các giải pháp phát triển KCN sinh thái…). Qua đó, đã đóng góp to lớn cho Chiến lược Tăng trưởng Xanh và phát triển bền vững của Việt Nam; giúp Việt Nam hiểu biết rõ hơn về những giải pháp cho năng lượng xanh, hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp; từ đó có thêm nhiều động lực để tự tin tập trung mọi nguồn lực phát triển mô hình KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái và phát triển kinh tế tuần hoàn, tạo “lực kéo” cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các đại biểu đến từ Công ty Cổ phần Shinec và doanh nghiệp trong KCN DEEP C (hàng trên) tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Bà Sibylle Bachmann cam kết mạnh mẽ: “Thuỵ Sỹ rất mong muốn và sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các dự án xanh của Việt Nam”. Tuy nhiên, bà cho rằng, trong quá trình triển khai các dự án tại Việt Nam, Dự án còn gặp nhiều rào cản (chủ yếu về cơ chế chính sách liên quan đến phát triển KCN, KCN sinh thái) nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Dự án. Để các Dự án tiếp tục được triển khai thật hiệu quả, bà Sibylle Bachmann nhấn mạnh: “Việt Nam cần tăng cường đối thoại công- tư với các bên liên quan để tìm tiếng nói chung; cải thiện các chính sách phát triển kinh tế, quan tâm và có cơ chế hỗ trợ phát triển KCN sinh thái, kinh tế tuần hoàn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia; đẩy mạnh công tác truyền thông đến mọi đối tượng trong xã hội (từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân) để tạo sự đồn thuận cao nhất… Qua đó, sẽ giúp cho Việt Nam đạt được song song 3 trụ cột chính, đó là: Xã hội, kinh tế và môi trường”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Triển khai thành công KCN sinh thái tại Việt Nam
Hôi thảo tổng kết Dự án dưới sự chủ trì điều hành của Vụ trưởng Lê Thành Quân được chia làm 3 phiên, với các chủ đề: (1) Phiên 1: Chính sách và thể chế cho KCN sinh thái; (2) Phiên 2: Định hướng phát triển KCN sinh thái trong tương lai; (3) Phiên 3: Sáng kiến KCN sinh thái.
Ban chủ tọa điều hành Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
6 bài trình bày của các đại diện đến từ Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Ban Quản lý dự án KCN sinh thái, Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong KCN, KKT tập trung vào các nội dung: (1) Các kết quả về xây dựng chính sách, thể chế hóa KCN sinh thái tại Việt Nam (ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư); (2) Các kết quả phát triển KCN sinh thái: Hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, hướng dẫn xây dựng KCN sinh thái; (ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Quản lý Dự án tại UNIDO Trụ sở chính); (3) Tổng quan về các kết quả hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam –VNCPC); (4) Tiềm năng thực hiện cộng sinh công nghiệp cho các KCN tại Việt Nam - Kinh nghiệm từ 5 KCN tham gia dự án (bà Nguyễn Trâm Anh, Quản lý Kỹ thuật Quốc gia, Ban Quản lý Dự án); (5) Lợi ích về môi trường và kinh tế nhờ phát triển KCN sinh thái tại KCN DEEP C (bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ); (6) Đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi KCN sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tại các KCN tham gia dự án (ông Hoàng Anh Phú, Chuyên viên chính Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Điều phối viên Dự án).
Ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế trình bày các kết quả về xây dựng chính sách, thể chế hóa KCN sinh thái tại Việt Nam |
Các bài trình bày đã chia sẻ kinh nghiệm hoạt động trong quá trình phát triển các KCN sinh thái và các giải pháp hữu hiệu để triển khai hiệu quả KCN sinh thái trong giai đoạn tới (thành công, thách thức và bài học kinh nghiệm). Quá trình triển khai thực hiện KCN sinh thái thời gian qua đã minh chứng cho vai trò, điều phối, kết nối giữa các bên liên quan là hết sức quan trọng. Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt, thống nhất của các bộ, ngành địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong các KCN, KKT.
Ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Quản lý Dự án tại UNIDO trụ sở chính trình bày các kết quả phát triển KCN sinh thái: Hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, hướng dẫn xây dựng KCN sinh thái |
Theo đó, việc xây dựng chính sách, thể chế hóa KCN sinh thái tại Việt Nam được áp dụng cho KCN sinh thái và cả các KCN truyền thống. Để triển khai hiệu quả KCN sinh thái đòi hỏi các điạ phương phải có giải pháp quy hoạch các KCN ngay từ giai đoạn ban đầu; cần có các chính sách và khung pháp lý ở cấp quốc gia; các tiêu chí, cơ sở để đánh giá KCN sinh thái. UNIDO đã và đang tiếp tục phối hợp với các quốc gia và các đối tác để tiếp tục tìm giải pháp hỗ trợ xây dựng khung quốc gia của mỗi nước dựa trên khung hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy các đối tác muốn tham gia đánh giá bộ tiêu chuẩn KCN sinh thái cần có sự phối hợp để xác định cách tiếp cận tốt nhất; UNIDO đang phối hợp với các cơ quan chính sách của Việt Nam để hoàn thiện các thông tin hướng dẫn về phát triển KCN sinh thái. Giai đoạn II của Dự án sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới, UNIDO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và nhân rộng mô hình KCN sinh thái. UNIDO đang phối hợp chặt chẽ với tổ chức đánh giá KCN sinh thái là thành viên của ISO nhằm đưa ra tiêu chuẩn quốc tế KCN sinh thái cho Việt Nam. Khung quốc tế về KCN sinh thái chính là công cụ then chốt, mang lại giá trị vượt trội cho các doanh nghiệp có tâm huyết muốn tham gia KCN sinh thái, do vậy cần thiết phải có bộ chỉ số đánh giá về KCN sinh thái.
Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trình bày tổng quan về các kết quả hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn |
Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” là bước tiếp nối của việc triển khai thí điểm KCN sinh thái tại Việt Nam từ năm 2015 và tiếp nối chặng đường dài UNIDO hỗ trợ Việt Nam về sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp. Dự án có sự can thiệp ở cả 3 cấp: tầm vĩ mô (về chính sách và khung pháp lý ở cấp quốc gia, vùng và địa phương), cấp KCN (tăng cường năng lực của các tổ chức hỗ trợ phát triển KCN sinh thái của quốc gia) và cấp doanh nghiệp (phát triển KCN sinh thái và nâng cao năng lực của các KCN và các doanh nghiệp KCN).
Bà Nguyễn Trâm Anh, Quản lý Kỹ thuật Quốc gia, Ban Quản lý Dự án trình bày tiềm năng thực hiện cộng sinh công nghiệp cho các KCN tại Việt Nam - Kinh nghiệm từ 5 KCN tham gia dự án |
Từ năm 2015, khi bắt đầu triển khai dự án thí điểm KCN sinh thái tại Việt Nam, KCN sinh thái là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam; đến nay, với sự hỗ trợ của SECO, UNIDO và các tổ chức quốc tế; các bộ, ngành trung ương, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, mô hình này đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, cao nhất là ở cấp Nghị định của Chính phủ (trước đây là Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 35/2022/NĐ-CP); lồng ghép vào nhiều chính sách quan trọng của quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đang tiếp tục từng bước được hoàn thiện. Đây là kết quả hết sức quan trọng, đặt nền tảng cho việc triển khai thực hiện chuyển đổi cũng như xây dựng mới các KCN theo mô hình sinh thái tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của Dự án, các cách tiếp cận về cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tuần hoàn dòng nguyên vật liệu và hướng tới xả thải tối thiểu thông qua cộng sinh công nghiệp cũng được phổ biến tới các nhà quản lý và cộng đồng doang nghiệp trong các KCN.
Ông Hoàng Anh Phú, Chuyên viên chính Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Điều phối viên Dự án đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi KCN sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tại các KCN tham gia dự án |
Từ những kết quả tích cực của việc thí điểm mô hình KCN sinh thái giai đoạn 2015-2019 tại 4 KCN (KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu tại Ninh Bình; KCN Hòa Khánh tại Đà Nẵng và KCN Trà Nóc 1&2 tại Cần Thơ), trong pha I của Dự án này (giai đoạn 2020-nay); Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp tục phối hợp với UNIDO nhân rộng mô hình KCN sinh thái tại các địa phương: Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.
Các thành viên đến từ Ban Quản lý dự án KCN sinh thái và các đại biểu tham dự Hội thảo tổng kết dự án KCN sinh thái |
Đến nay, Dự án đã hỗ trợ được 90 doanh nghiệp với 663 giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) tại 3 KCN Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh), Amata (Đồng Nai) và Đình Vũ (Hải Phòng); trong đó 217 giải pháp đã được thực hiện đã góp phần tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải C02 và đem lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Dự án cũng đã đề xuất thực hiện 41 giải pháp cộng sinh công nghiệp, 13 cơ hội cộng sinh công nghiệp – đô thị cho 5 KCN (Hiệp Phước, Amata, Đình Vũ, Hòa Khánh và Trà Nóc) với 18 trường hợp có tính khả thi cao, góp phần tối ưu hóa việc tái sử dụng chất thải, cụ thể hóa việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam đã hình thành một hệ thống các KCN có mặt trên 61 tỉnh, thành trong cả nước với 422 KCN. Tổng kết hơn 30 năm xây dựng và phát triển KCN tại Việt Nam đã minh chứng cho thấy KCN là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. |
Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, các hội thảo, truyền thông, chương trình trao đổi kinh nghiệm của Dự án, khái niệm KCN sinh thái đã đến gần hơn với các cơ quan quản lý nhà nước và cộng động doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý của Việt Nam và các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận, học hỏi từ kinh nghiệm của các chuyên gia, các quốc gia trên thế giới như: Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Indonesia để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn KCN sinh thái tại Việt Nam tiệm cận với khung quốc tế.
Đặc biệt là hiện nay, việc chuyển đổi từ KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái không chỉ dừng lại ở các KCN trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế, mà đã được lan tỏa sang các KCN khác với nguồn vốn tự thực hiện đến từ khu vực tư nhân như: KCN Nam Cầu Kiền ở Hải Phòng; các KCN của Tập đoàn Becamex; các KCN xanh, tiết kiệm năng lượng của tập đoàn VSIP... Đồng thời, các địa phương đã coi mô hình KCN sinh thái là xu hướng phát triển tất yếu các KCN trong thời gian tới, lồng ghép việc phát triển các KCN theo hướng bền vững vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; từ đó, thể hiện cam kết mạnh mẽ của địa phương trong việc phát triển kinh tế cân bằng với đảm bảo yếu tố môi trường và xã hội.
Một ví dụ điển hình tại TP. Hải Phòng, theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Hải, Phó trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng, định hướng phát triển các KCN của Hải Phòng đã xác định phát triển KCN sinh thái là một tất yếu được thống nhất thông suốt từ lãnh đạo cao nhất đến các sở, ngành và lan toả đến cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn Thành phố. Lãnh đạo Thành phố cũng như Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhận thức được rằng, giai đoạn này phát triển KCN sinh thái được nâng cấp thành nhu cầu cấp bách chứ không phải là sự lựa chọn nữa. Vì vậy Hải Phòng xác định phải có phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, đi cùng với nhau để hỗ trợ nhau, gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu vượt qua được sẽ tạo thành nhiều cơ hội. Đến nay Hải Phòng dã có 2 KCN phát triển theo hướng KCN sinh thái (KCN DEEP C và KCN Nam Cầu Kiền), các KCN này đã góp phần thúc đẩy phong trào chuyển đổi 14 KCN của Hải Phòng sang KCN sinh thái. Các KCN mới được thành lập theo tiêu chí của KCN sinh thái. Hiện nay Hải Phòng đang xây dựng KKT mới phía Nam thành KKT Xanh.
Ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng chia sẻ kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hải Phòng |
Kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hải Phòng đó là: Lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực, tâm huyết để tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chí triển khai KCN sinh thái; bộ máy quản lý nhà nước phải có đủ năng lực, uy tín để có khả năng dẫn dắt, giải quyết mọi vấn đề trong quá trình triển khai KCN sinh thái; nhân rộng cơ hội tiếp cận KCN sinh thái cho các đối tượng; nâng cao năng lực của Ban Quản lý dự án để chia sẻ kinh nghiệm, nhận thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp. Hải Phòng đang thu thập thông tin về cơ hội cộng sinh công nghiệp, kinh tế tuần hoàn để tính toán, đẩy nhanh tiến độ tham gia Dự an, mở rộng, lĩnh hội kiến thức để sẵn sang tham gia hưởng lợi dự án.
Bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững, Công ty Cổ phần KCN Đình Vũ trình bày lợi ích về môi trường và kinh tế nhờ phát triển KCN sinh thái tại KCN DEEP C |
Thay mặt nhà đầu tư KCN DEEP C, bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ khẳng định, khi tham gia vào dự án KCN sinh thái doanh nghiệp sẽ có những bước đi vững chắc hơn. Tại KCN Đình Vũ, kết quả bước đầu đạt được trong quá trình chuyển đổi sang KCN sinh thái tuy là nhỏ bé nhưng lợi ích mang lại to lớn trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế, môi trường và xã hội. Qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của DEEP C trên thị trường quốc tế. Hiện nay các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội mong muốn hoạt động với các đối tác có cùng quan điểm, tiêu chuẩn, nhu cầu, cùng tầm nhìn, định hướng theo con đường phát triển bền vững; do vậy DEEP C đang trở thành đối tác tiềm năng để họ tìm đến hợp tác đầu tư lâu dài.
Ông Nguyễn Việt Hưng, Chuyên viên Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố Quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển KCN sinh thái |
Ghi nhận những cố gắng nỗ lực của các Ban Quản lý dự án KCN sinh thái, các chuyên gia, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp trong các KCN, KKT, Ban Quản lý dự án KCN sinh thái đã trao tặng thưởng cho các cá nhân và tập thể đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào quá trình phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam.
Các tập thể và cá nhân đến từ các KCN đang thụ hưởng Dự án đón nhận phần phần thưởng của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái trao tặng |
Các tập thể và cá nhân đến từ các KCN đang thụ hưởng Dự án đón nhận phần phần thưởng của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái trao tặng |
Các tập thể và cá nhân đón nhận phần phần thưởng của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái trao tặng |
Cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp
Tổng kết và bế mạc Hội thảo, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái phát biểu bảy tỏ lạc quan hy vọng: “Tôi tin tưởng rằng những thành công của chúng ta ngày hôm nay sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai nhân rộng mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thu hút đầu tư có chất lượng, đặc biệt từ khu vực tư nhân, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, cũng như góp phần đáp ứng các mục tiêu quốc gia về Tăng trưởng xanh, mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero) như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu COP26”. Theo ông Quân, việc xây dựng và chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái mang lại hiệu quả bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội cho phát triển công nghiệp, đang trở là yêu cầu bức thiết, xu thế tất yếu trong phát triển công nghiệp hiện nay; tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi không hề dễ dàng và vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm, cần có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp là chìa khóa để thực hiện thành công và bền vững việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái.
Các đại biểu và Ban Quản lý dự án KCN sinh thái chụp hình lưu niệm chúc mừng thành công của dự án KCN sinh thái |
“Tôi hy vọng Hội thảo này sẽ tạo động lực và truyền cảm hứng cho các quý vị đại biểu tại đây là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN, doanh nghiệp sản xuất trong KCN để tiếp tục nhân rộng mô hình này trong lĩnh vực công nghiệp, KCN của chúng ta. Chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Quý vị khi triển khai giai đoạn II tiếp theo của Dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ đồng hành cùng các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các KCN trong quá trình chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái”, ông Quân bày tỏ kỳ vọng. Thay mặt Ban Quản lý dự án, một lần nữa, ông Quân trân trọng cảm ơn SECO, UNIDO đã tin tưởng tài trợ cho dự án và vẫn tiếp tục đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn 2024-2028; cảm ơn các bộ, ban, ngành, các địa phương và các KCN, cộng đồng doanh nghiệp đã tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tạo nên sự thành công của Dự án. Ông mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các đối tác và các bên liên quan khi triển khai giai đoạn II tiếp theo của Dự án; đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các KCN trong quá trình chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái.
Ban Quản lý dự án KCN sinh thái và nhà tài trợ UNIDO chụp hình lưu niệm chúc mừng thành công của dự án KCN sinh thái |
Với những kết quả Dự án đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, chúng ta tin tưởng và hy vọng trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành địa phương; sự đồng hành chặt chẽ, hiệu quả của các nhà tài trợ SECO, UNIDO, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và thứ cấp trong các KCN, KKT; dự án KCN sinh thái giai đoạn II sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, cải thiện hiệu quả môi trường, kinh tế và xã hội của các ngành công nghiệp Việt Nam thông qua thực hiện phương pháp tiếp cận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái tại các KCN thí điểm được lựa chọn và nâng cao vai trò của các KCN sinh thái trong các chính sách về môi trường, công nghiệp và các ngành khác ở cấp quốc gia, đồng thời góp phần lan tỏa phát triển KCN sinh thái là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Việt Nam.
Trong khuân khổ của Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”, trong 2 ngày (11-12/4/2024) đã diễn ra Chương trình khảo sát tại KCN Amata Biên Hòa, Đồng Nai; họp Ban Chỉ đạo dự án KCN sinh thái và Hội nghị thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hướng tới phát triển bền vững./.
Ban Quản lý dự án KCN sinh thái và nhà tài trợ UNIDO chụp hình lưu niệm chúc mừng thành công của KCN Amata, Biên Hoà, Đồng Nai |
Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” (dự án KCN sinh thái) từ nguồn viện trợ của SECO, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO cùng phối hợp triển khai thực hiện. Dự án có mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan, là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong giai đoạn trước (2015-2019) với các KCN đã được thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2020-2024. |
Ban Quản lý dự án KCN sinh thái, các nhà tài trợ UNIDO, SECO và các đại biểu chụp hình lưu niệm chúc mừng thành công của dự án KCN sinh thái |
Bình luận