Giải mã ý nghĩa của ngày "Black Friday"
Để Black Friday trở thành một sự kiện tiêu dùng có ảnh hưởng như vậy là cả một lịch sử. Theo định nghĩa nguyên thủy, Black Friday mang tính chất tiêu cực là thứ Sáu đen tối, gắn với một cuộc khủng hoảng tài chính, không liên quan gì tới ngày mua sắm.
Có 2 nhà đầu tư Phố Wall từng hùn vốn để mua nhiều vàng trên thị trường nhằm thao túng giá cả, sau đó kiếm lời. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề hơn họ tính toán. Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 1869, toàn bộ Phố Wall phá sản vì hành động của 2 nhà đầu tư trên. Từ đó, người Mỹ có định nghĩa về ngày thứ Sáu đen tối.
Trong ngày Black Friday, để kích cầu mua sắm, các nhà bán lẻ không ngại giảm giá từ 10 - 30%, hay thậm chí 60% để bán được nhiều hàng hóa. Một số cửa hàng còn đưa ra chiêu thức giảm sâu (giảm đến 80-90%) cho một số khách hàng đến sớm. Vào ngày này họ thường mở cửa từ 4-5 giờ sáng, thậm chí sớm hơn.
Điều đáng chú ý trong ngày này là hàng giảm giá nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Bởi rất nhiều nhãn hàng tên tuổi cũng tham gia chương trình giảm giá, và đương nhiên họ sẽ không dám đánh đổi tên tuổi thương hiệu chỉ để lấy một vài đồng lời trước mắt.
Hiện nhiều cửa hàng thời trang trong nước, cũng như thương hiệu quốc tế đều đăng tải quảng cáo kèm theo các khuyến mãi hấp dẫn đến người tiêu dùng.
Không khí mùa "Black Friday" trở nên nhộn nhịp hơn, khi những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thời trang cũng bắt đầu hòa nhịp theo ngày "Black Friday".
Họ đưa ra những khuyến mãi hấp dẫn trên trang cá nhân như Facebook hoặc instagram nhằm thu hút đối tượng các bạn trẻ. Việc thường xuyên cập nhật link hàng giảm giá, hình ảnh các sản phẩm cũng giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận nhu cầu mua sắm của khách hàng trong dịp lễ cuối năm.
Mua sắm có chiến lược sẽ giúp bản thân tiết kiệm thời gian, công sức hay tiền bạc, nhưng vẫn thu về những sản phẩm ưng ý và trở thành người tiêu dùng thông minh trong ngày "Black Friday".
Bình luận