Không công bố thông tin theo quy định, Sametel bị phạt kép
Sametel bị phạt tổng cộng 170 triệu đồng |
Theo đó, UBCK phạt tiền 100 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, vì Sametel có hành vi vi phạm hành chính: Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Công ty không công bố thông tin (CBTT) đối với Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế bị lỗ tại Báo cáo tài chính quý 1,2/2021, Báo cáo tài chính bán niên năm 2020, 2021, Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018; CBTT không đúng thời hạn đối với Giải trình chênh lệch Lợi nhuận sau thuế quý 4/2020 so với quý 4/2019; Báo cáo thường niên năm 2019, Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019).
Cùng với đó, UBCK phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, vì Sametel có hành vi vi phạm hành chính: Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật (Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2020, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 không có thông tin về thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, Ban kiểm soát; Theo các báo cáo tài chính bán niên năm 2020, 2021 được soát xét, Báo cáo tài chính năm 2020 được kiểm toán, Công ty có các giao dịch với các bên liên quan là Công ty cổ phần Dây và Cáp Sacom nhưng các báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2020, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 không trình bày các giao dịch với bên liên quan này).
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết, Thông tư số 96/TT-có nhiều điểm mới, đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm bắt để thực thi đúng quy định pháp luật |
Năm 2021, UBCK đã ban hành 568 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng tiền phạt là 2,95 tỷ đồng. Trong đó, các vi phạm chủ yếu là vi phạm về công bố thông tin... |
Chia sẻ trong Chương trình Directors Talk: “Công bố thông tin trên TTCK và vai trò của HĐQT” do Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) tổ chức mới đây, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết, trong năm 2021, UBCK đã ban hành 568 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng tiền phạt là 2,95 tỷ đồng. Trong đó, các vi phạm chủ yếu là vi phạm về công bố thông tin. Năm 2022, UBCK sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trên TTCK nhất là hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ, hoạt động giao dịch, công bố thông tin ra công chúng.
Cũng theo bà Bình, các quy định về công bố thông tin tại Thông tư số 96/TT-BTC của Bộ Tài chính có nhiều điểm mới, đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm bắt để thực thi đúng quy định pháp luật. Một số điểm mới đáng chú ý gồm:
+ Đối tượng công bố thông tin (CBTT) không phải gửi bản giấy để báo cáo UBCK, SGDCK khi đã CBTT tin đầy đủ trên các phương tiện CBTT của công ty, UBCK (Hệ thống IDS), SGDCK và đảm bảo tuân thủ pháp luật về văn bản điện tử…;
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày UBCK xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng (CTĐC), CTĐC có trách nhiệm công bố về việc trở thành CTĐC kèm bản CBTT về CTĐC trên website của công ty, hệ thống CBTT của UBCK;
+ Thông tư số 96 bỏ quy định gia hạn báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp đại chúng. Thay vào đó, quy định rõ các loại BCTC của CTĐC như sau: Trường hợp CTĐC là cty mẹ của tổ chức khác, công bố 02 báo cáo: BCTC năm của riêng đơn vị mình và BCTC năm hợp nhất; Trường hợp CTĐC là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC năm tổng hợp theo quy định pháp luật kế toán DN; Trường hợp CTĐC là công ty mẹ của tổ chức khác, đồng thời là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng, phải công bố 02 báo cáo: BCTC năm tổng hợp và BCTC năm hợp nhất theo quy định của pháp luật kế toán.
+ Tất cả CTĐC phải CBTT về báo cáo tình hình QTCT theo mẫu tại Phụ lục Thông tư số 96 trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm và kết thúc năm đương lịch (trước đây chỉ áp dụng CTNY, CTĐC quy mô lớn).
+ Thông tư 96 quy định CTĐC phải CBTT trong 24 giờ khi có sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, QTCT, giá chứng khoán. Điểm mới của Thông tư 96 là: Bỏ quy định CBTT về quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu dẫn đến tổng giá trị các khoản vay của công ty có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét (do Luật Chứng khoán 2019 không quy định và thực tiễn phát sinh nhiều vướng mắc trong xác định thời hạn công bố, hạn mức công bố, thời điểm công bố); Bỏ quy định CBTT về vốn góp của chủ sở hữu bị giảm từ 10% trở lên hoặc tổng tài sản bị giảm từ 10% trở lên tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét (do Luật Chứng khoán 2019 không quy định, số liệu được phản ánh tại BCTC đã được CBTT và khó xác định thiệt hại trong trường hợp bất thường trong thời hạn 24 giờ); Bỏ quy định CBTTvề ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên đối với BCTC, kết quả điều chỉnh hồi tố BCTC(nếu có) (do phải CBTT đồng thời khi CBTT BCTC năm đã được kiểm toán/BCTC bán niên đã được soát xét).
+ Trường hợp huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư, Thông tư 96 yêu cầu tổ chức phát hành phải CBTT định kỳ về báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán, báo cáo tiến độ sử dụng vốn kể từ khi kết thúc đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho đến khi hoàn tất thanh toán trái phiếu, hoặc giải ngân hết số tiền đã huy động tùy theo thời điểm nào đến trước. Cụ thể: Phải thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trong BCTC năm được kiểm toán hoặc công bố đồng thời báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cùng BCTC năm được kiểm toán và báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Hội đồng thành viên thường niên; Định kỳ 06 tháng, CBTT về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo…
Bình luận