Mẹo giúp người tiêu dùng chọn mua rau hữu cơ an toàn
Lựa chọn Thực phẩm hữu cơ (Organic food) nói chung và rau quả hữu cơ nói riêng tất nhiên sẽ đảm bảo an toàn và chất lượng cho bạn và gia đình nếu như cửa hàng mà bạn mua sắm có đầy đủ chứng nhận, đồng thời các sản phẩm của của hàng phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và có chứng nhận là thực phẩm hữu cơ ghi trên nhãn.
Một cửa hàng bán rau hữu cơ trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) cũng bán nhiều loại như măng tây, nấm linh chi trắng, cà chua… với giá cao gấp 4 - 5 lần so với sản phẩm thường, chẳng hạn đậu cô ve Nhật 40.000 kg đồng/kg, bông cải 75.000 đồng/kg, mồng tơi 55.000 đồng/kg, rau dền 50.000 đồng/kg...
Theo các cơ quan chức năng, hiện ngoài hai tiêu chuẩn rau hữu cơ chủ yếu trên thị trường là rau đạt chứng nhận Organic quốc tế và đạt chứng nhận Organic PGS VN còn có loại rau củ đang được sản xuất theo tiêu chuẩn Organic nhưng chưa được chính thức chứng nhận và có tên là rau chuyển đổi hữu cơ.
Trong khi tiêu chuẩn rau hữu cơ Organic PGS VN cũng được dựa trên tiêu chuẩn Organic quốc tế như được trồng theo phương pháp phát triển tự nhiên; không dùng các loại giống biến đổi gien, phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản. Đất và nước trồng cũng đảm bảo không nhiễm các loại độc tố như kim loại nặng… Trên bao bì đều có ghi rõ nơi sản xuất. Nếu bịch rau có gặp “vấn đề” hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc rau đó do hộ nông dân nào trồng.
Mẹo phân biệt rau hữu cơ với các loại rau thông thường khác
Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.
Bình luận