Hội nghị
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định phối hợp với Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị “nâng cao năng lực quản trị tài sản trí tuệ,khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trạm IPPlatform)

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chưa đạt trình độ CNH, HĐH như các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra cơ hội để nước ta thay vì “đi sau” thì có thể nỗ lực để “đi cùng” một số lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh, có thể phấn đấu “đi trước, vượt trước”.

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “Chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), nhân lực chất lượng cao”. Chủ trương này không chỉ nhấn mạnh phát triển KHCN, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm, xuyên suốt trong xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc. Đại hội XIII xác định: “Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”.

Báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục khẳng định: Tăng cường ứng dụng KHCN và ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách về KHCN; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao góp phần xây dựng đô thị thông minh, nông thôn mới kiểu mẫu; nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển các sản phẩm chủ lực của Tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển hạ tầng KHCN gắn với việc hình thành các doanh nghiệp KHCN, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, thông qua áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm gắn với đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương để hỗ trợ xuất khẩu.

Những kết quả phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nhằm đẩy mạnh hoạt động KHCN và ĐMST phục vụ cho sự phát triển KT-XH của Tỉnh, những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đã tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý như: Nghị quyết 42/2017-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Nam Định; Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND Tỉnh ban hành quy định quản lý nhiệm vụ KHCN cấp Tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định; Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định số 2848/QĐ-UBND ngày 9/12/2016 về Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định...

Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Trong năm 2021-2022 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đã tổ chức quản lý, triển khai trên 70 nhiệm vụ KHCN, trong đó có 4 nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Nông thôn miền núi.

Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo được thực hiện theo phương châm: Ứng dụng nhanh, rộng rãi, có hiệu quả và bền vững để phục vụ phát triển KT-XH của Tỉnh. Chủ thể là các tổ chức KHCN, các viện, trường; doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Các nhiệm vụ KHCN được triển khai phục vụ phát triển các ngành/lĩnh vực: Nông nghiệp, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới; Công nghiệp và xây dựng; Tài nguyên và môi trường; Y tế và Giáo dục; Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; Khoa học xã hội và nhân văn,...

Nam Định thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương (Bộ Khoa học và Công nghệ) và lãnh đạo tỉnh Nam Định thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩn khoa học công nghệ

Lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn: Các nghiên cứu và ứng dụng đều hướng tới việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn và sản xuất theo chuỗi, cụ thể như: Sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại Thịnh Long, nuôi tôm hữu cơ tại Giao Thuỷ, chọn tạo và phân lập các chủng vi sinh, các loại tảo bản địa phục vụ nuôi ngao và tôm nhằm nâng cao chất lượng con giống cũng như nuôi thương phẩm, hoàn thiện và phát triển thương hiệu “Mật ong rừng Sú -Vẹt vườn quốc gia Xuân Thủy” thông qua hoạt động quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch,...

Đã tiếp nhận, ứng dụng 45 quy trình công nghệ, xây dựng 15 mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN sản xuất liên kết chuỗi trong lĩnh vực nuôi thủy hải sản, giống cây trồng, chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ cao.

Hoàn thiện 18 quy trình công nghệ của lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất các giống lúa năng suất chất lượng cao…

Lĩnh vực công nghiệp: Đã hỗ trợ hoàn thiện quy trình công nghệ kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm bồn trộn bê tông thương phẩm đa năng tại công ty Quyết Tiến, sản phẩm nghiệm thu đạt chất lượng và bước đầu được đánh giá rất cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm và thương mại hoá sản phẩm.

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Các nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các vấn đề cấp thiết nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên, hạn chế mức ô nhiễm môi trường như: Xác định ngưỡng giới hạn an toàn phục vụ khai thác bền vững nước dưới đất tầng chứa nước lỗ hổng Pleistoxene vùng Nam Định; Xây dựng mô hình khôi phục rừng ngập mặn bằng các loại cây có khả năng thích nghi tốt hơn tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ như: Bần chua; Bần không cánh; Đánh giá ô nhiễm làng nghề cơ khí Xuân Tiến và xây dựng mô hình thí điểm hệ thống xử lý nước thải làng nghề.

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Các nghiên cứu hướng tới vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục, nâng cao chất lượng dạy học với một số nhiệm vụ tiêu biểu như: Sưu tầm, biên dịch và xuất bản di văn Hán Nôm tỉnh Nam Định; Nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0; Nâng cao hiệu quả quản lý các cơ sở, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Nam Định,...

Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Chủ yếu tập trung xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân, với một số nhiệm vụ tiêu biểu như: Mô hình phát hiện sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp áp và đái tháo đường; Mô hình dinh dưỡng cho phụ nữa trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng ven biển.

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của Tỉnh nhằm nâng cao công tác cải cách hành chính, xây dựng trường học thông minh, đô thị thông minh, một số nhiệm vụ KHCN đã triển khai như: Hỗ trợ triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh trong giáo dục tại 4 trường tiểu học, trung học, phổ thông trung học trên địa bàn Tỉnh; Xây dựng mô hình dạy học kết hợp tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định; Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định; Phát triển công nghệ xây dựng xã thông minh tại tỉnh Nam Định.

Hoạt động công nghệ, thị trường công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Nam Định thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo tỉnh Nam Định thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩm khoa học công nghệ

Công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư được duy trì, góp phần hạn chế tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, máy móc công nghệ lạc hậu gây lãng phí đầu tư và ô nhiễm môi trường, với nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Tổ chức hội đồng thẩm định công nghệ 03 dự án trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư; cụ thể: “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định”; Dự án “Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định”; Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định.

Tham gia ý kiến về công nghệ cho các dự án đầu tư, cụ thể: Dự án tổng kho xăng dầu Trường An của công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Trường An; Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp làng nghề Hải Vân, huyện Hải Hậu; Dự án Xây dựng nhà máy thực phẩm công nghệ cao tại xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản; Phương án xử lý nước thải dự án mở rộng công suất của nhà máy xử lý nước thải KCN Bảo Minh; Phương án xử lý Trạm xử lý nước thải KCN Hoà Xá,….

Công tác phát triển thị trường công nghệ từng bước được chú trọng. Đã tổ chức 15 buổi tọa đàm, hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ mới; hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các Chương trình KHCN quốc gia; Tổ chức trên 10 khóa đào tạo nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và đào tạo khởi sự kinh doanh/quản trị kinh doanh chuyên sâu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,... Cập nhật thông tin các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vào hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu khởi nghiệp ĐMST quốc gia. Triển khai đề án xây dựng sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn Tỉnh.

Hoạt động về sở hữu trí tuệ và thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất

Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức bằng nhiều hình thức cho các tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời trực tiếp hỗ trợ tạo lập, quản lý, duy trì và phát triển cho rất nhiều đặc sản địa phương (trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP). Qua đó nâng cao vị thế của các sản phẩm đặc sản trên thị trường, góp phần đem lại lợi ích kinh tế, điển hình như nhãn hiệu tập thể Hiệp hội nông sản sạch Nam Định.

Đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ 120 nhãn hiệu, 02 kiểu dáng công nghiệp, 01 sáng chế cho các tổ chức/doanh nghiệp tại địa phương; hiện tại, tỉnh Nam Định có 2526 đơn và 1440 văn bằng, đứng thứ 25/63 tỉnh thành phố trên cả nước.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ được duy trì. Quản lý tốt 61 cơ sở có sử dụng thiết bị bức xạ-thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế với 107 thiết bị X-quang đang hoạt động; 13 thiết bị bức xạ do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép hoạt động.

Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Hướng dẫn Triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước: 43/43 (đạt 100%) cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001; 226/226 UBND xã/phường/thị trấn (đạt 100%) cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng đã và đang xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001.

Chủ động khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa, cảnh báo khả năng gây mất an toàn của một số hàng hóa liên quan đến đời sống sức khỏe của nhân dân. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức/cá nhân.

Định hướng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tham mưu ban hành chính sách

Hoàn thiện và ban hành Nghị quyết một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định thay thế Nghị quyết 42/2017-HĐND.

Nội dung hỗ trợ tập trung

Nam Định thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo do Trung tấm Ứng dụng, dịch vụ Khoa học và Công nghệ Tỉnh chủ trì

Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; công cụ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Hỗ trợ các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, phát triển kênh thương mại.

Hỗ trợ tham gia giải thưởng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng Chất lượng quốc tế, các giải thưởng KHCN, các giải thưởng bình chọn về chất lượng và thương hiệu, Các hội chợ triển lãm liên quan đến lĩnh vực KHCN.

Hỗ trợ đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, phát triển thị trường KHCN, doanh nghiệp KHCN.

Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Phát triển KHCN và ĐMST phục vụ CNH, HĐH

Nam Định thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định thăm quan mô hình dự án hoa lan

Lĩnh vực công nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đổi mới công nghệ áp dụng các công cụ hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh.

Lĩnh vực nông nghiệp: Ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao (trong đó có thực hiện đề án công nghệ sinh học), nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Lúa chất lượng cao, Lúa giống, lạc, khoai tây, ngao, tôm, cá,… một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao; các sản phẩm OCOP của Tỉnh.

Lĩnh vực du lịch: Ứng dụng triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng điểm như: Khu di tích đặc biệt quốc gia đền Trần-chùa Tháp; Khu di tích Phủ Dầy; chùa Cổ Lễ,…; Chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh. Gắn mã QR-Code cho các điểm du lịch tiêu biểu của Tỉnh gắn với nền tảng du lịch thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận nhanh, sinh động, chính xác, đầy đủ thông tin về điểm đến.

Lĩnh vực tài nguyên môi trường: Nghiên cứu, ứng dụng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; bản đồ số; triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.

Lĩnh vực giao thông: Nghiên cứu, ứng dụng triển khai hệ thống giám sát giao thông thông minh tại các đô thị; thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống kho, bến, bãi phục vụ vận tải và logistics. Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện. Số hóa thông tin hạ tầng giao thông trên bản đồ số phục vụ xây dựng, duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông./.