NHNN: Tiền điện tử không phải là tiền ảo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có dự thảo Báo cáo về việc rà soát, đề nghị sửa đổi, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử. Văn bản này được gửi đến các cơ quan liên quan lấy ý kiến, sau đó tổng hợp, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam, tiền điện tử đang tồn tại dưới một số hình thức, như: Thẻ trả trước ngân hàng, Ví điện tử... |
Vẫn có sự nhầm lẫn rằng, tiền điện tử là tiền ảo
Dẫn định nghĩa tiền điện tử của Hội đồng châu Âu (Chỉ thị 2009/110/EC), Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiền điện tử là giá trị tiền tệ thể hiện quyền đòi nợ đối với tổ chức phát hành tiền điện tử, mang một số đặc tính như được lưu trữ dưới dạng điện tử, được phát hành trên cơ sở đối ứng với số tiền nhận được không thấp hơn giá trị tiền điện tử phát hành và được các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành tiền điện tử chấp nhận sử dụng rộng rãi như một phương tiện thanh toán.
Theo Ngân hàng Nhà nước, khái niệm tiền điện tử đã xuất hiện và xâm nhập vào đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên do chưa có định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, nên thường được hiểu lẫn sang khái niệm tiền ảo (cryptocurrency).
Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), thì “đồng tiền ảo là một loạt tiền kỹ thuật số (digital money) không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers), cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo nhất định”.
Trên cơ sở các định nghĩa đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số sự phân biệt giữa “tiền điện tử” và “tiền ảo”, cụ thể:
Thứ nhất, đơn vị đo lường của tiền điện tử là đồng tiền truyền thống (như EUR, USD…) với địa vị tiền pháp định. Trong khi đó, tiền ảo là đồng tiền phát minh (như Đô la
Thứ hai, tiền điện tử được chấp nhận bởi những người không phải là nhà phát hành. Còn tiền ảo thường là trong một cộng đồng ảo nhất định.
Cùng với đó, tiền điện tử chịu sự quản lý, trong khi tiền ảo không có sự quản lý.
Ngoài ra, tổ chức tiền điện tử được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật; cung tiền điện tử là cố định. Với tiền ảo, người phát hành là công ty phi tài chính thuộc khu vực tư nhân hoặc dưới dạng phần mềm mã nguồn mở; cung tiền là không cố định (tùy thuộc vào quyết định của nhà phát hành hoặc do nhu cầu thị trường).
Trên thực tế, Việt
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền điện tử đang tồn tại dưới một số hình thức, như:
Thẻ trả trước ngân hàng: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.
Thời gian qua, xu hướng thẻ trả trước đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng thẻ trả trước đang lưu hành trên toàn quốc đến cuối năm 2017 đạt khoảng 7,99 triệu thẻ, tăng 41,12% so với năm 2016 và có chiều hướng tiếp tục gia tăng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng.
Ví điện tử: cho phép lưu trữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền chuyển từ tài khaorn thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ.
Thời gian qua, ví điện tử có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng phát hành và số lượng giao dịch, hiện có khoảng trên 5 triệu ví điện tử được phát hành trên thị trường, mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng và đang trở thành một xu hướng thanh toán phổ biến tại Việt Nam.
Bên cạnh hai hình thức biểu hiện của tiền điện tử là thẻ trả trước ngân hàng và ví điện tử đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trên thực tế hiện nay, một lượng lớn giá trị được lưu trữ trên các điện thoại di động của các chủ thuê bao, trường hợp sử dụng giá trị này để thanh toán hàng hóa, dịch vụ (thanh toán đa mục đích), xét theo những đặc tính của tiền điện tử thì loại hình này cần xem xét, quản lý như một hình thái biểu hiện của tiền điện tử.
Khung pháp lý về tiền điện tử đã có, nhưng chưa theo kịp thực tế
Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến tiền điện tử đang được quy định tại một số văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH ngày 16/6/2010, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH ngày 16/6/2010, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017).
Như vậy, cơ sở pháp lý điều chỉnh về tiền điện tử tại Việt
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận những hạn chế trong khuôn khổ pháp lý về tiền điện tử, đó là: văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử hiện nay chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn và thông lệ quốc tế. Đặc biệt, cần làm rõ bản chất của tiền điện tử để xác định phạm vi và đối tượng chịu sự quản lý, việc quy định quản lý, giám sát cụ thể đối với hoạt động cung ứng phát hành tiền điện tử còn thiếu đồng bộ…
Vì thế, theo Ngân hàng Nhà nước, cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các loại thẻ chỉ được thực hiện cho chính dịch vụ được cung cấp bởi nhà phát hành (thẻ thanh toán đơn mục đích) không để biến tướng thành thẻ đa mục đích sử dụng như một phương tiện thanh toán, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức phát hành và khách hàng.
Trước sự phát triển của khoa học công nghệ và viễn thông, những tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như nhu cầu thực tiễn tạo điều kiện cho những công ty công nghệ tài chính (fintech), Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý tiền điện tử một cách toàn diện và thống nhất.
Bên cạnh đó, cần xác định phạm vi và đối tượng cung ứng tiền điện tử để ban hành quy định quản lý phù hợp. Đồng thời, cần quy định chặt chẽ các điều kiện đối với các tổ chức cung ứng, phát hành tiền điện tử…/.
Bình luận