Phát triển chăn nuôi bò theo hướng công nghiệp
Đây là nhận định của Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Hội nghị Hợp tác và Phát triển trong lĩnh vực sản xuất bò giống – bài học của Đan Mạch, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức ngày 08/10, tại Hà Nội.
Báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, chăn nuôi bò sữa, bò thịt trong những năm qua đã có sự thay đổi đáng kể trong sản xuất, do đó đến tháng 4/2015, số lượng bò sữa đã tăng lên 253,7 nghìn con và bò thịt là 5,2 triệu con.
Mặc dù đã được cải thiện về số lượng và chất lượng, song ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận, quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, chỉ có 384 cơ sở chăn nuôi quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%). Hiện nay, chăn nuôi bò sữa mới ở giai đoạn bắt đầu phát triển, ngoại trừ Tập đoàn TH True Milk, Vina Milk có công nghệ quản lý tiên tiến còn lại chăn nuôi trong nước còn yếu kém.
“Chăn nuôi bò thịt là nghề truyền thống của nông dân Việt
Trước nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, nếu không có sự thay đổi thì ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt của Việt Nam sẽ không đủ để đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa, đặc biệt là thịt bò chất lượng cao. Vì vậy, Việt
Bà Charlotte Laursen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho rằng, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp tăng trưởng và nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi ở Việt Nam. Việc cải thiện chất lượng con giống, di truyền là khâu quan trọng giúp ngành chăn nuôi Việt
Chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi của Đan Mạch, ông Viking Red, cũng chia sẻ kinh nghiệm về cách thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, cụ thể: gây giống, lai giống, thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bò để nâng cao chất lượng sữa, thịt bò; giới thiệu một số bò giống tốt hiện có trên thị trường.
Ông Hoàng Thanh Vân cũng cho biết, Việt Nam sẽ kết hợp với Đan Mạch để đào tạo nhân lực (kể cả nông dân) tiếp cận vấn đề mới và thử nghiệm một số sản phẩm tại Việt Nam, để đánh giá khả năng phát triển đàn bò của Đan Mạch đối với Việt Nam.
Khi liên kết, Việt Nam sẽ nghiên cứu điều kiện chăn nuôi bò cho phù hợp và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới của Đan Mạch. Nếu làm tốt, việc sản xuất bò giống ở nước ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sữa, thịt bò được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng./.
Bình luận