Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hòa Bình và 09 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hòa Bình và 09 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Đến năm 2030, Hòa Bình có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước.

Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả.

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm; trong đó Nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 3,5%, Công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 10,8%/năm, Dịch vụ đạt khoảng 10%/năm, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người là 168 - 170 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 15%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 47%, Dịch vụ chiếm khoảng 34%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4%.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm giảm từ 2 đến 2,5%/năm.

5 đột phá, 6 nhiệm vụ trọng tâm

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Quy hoạch cũng đề ra 5 khâu đột phá phát triển của Tỉnh trong thời gian tới, bao gồm: (1) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình; (2) Đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (3) Phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ; (4) Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; (5) Tập trung thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Trong 5 khâu đột phá này, 2 khâu được xác định là đột phá có vị trí then chốt là: phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, và phát triển nguồn nhân lực.

6 nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra gồm:

- Tạo dựng và phát triển các ngành sản phẩm động lực (ngành quan trọng) cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Động lực của Tỉnh trong dài hạn sẽ là các ngành sản phẩm liên quan đến: ngành công nghiệp điện và sản xuất cơ khí, thiết bị điện, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, lịch sử dân tộc Mường và sản phẩm “ngôi nhà thứ hai” theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, kết nối giao thông thuận tiện; nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả, sản phẩm thực phẩm sạch chất lượng cao.

- Tập trung phát triển vùng kinh tế động lực của tỉnh dựa trên ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo, trọng tâm là thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn để các vùng này trở thành đầu tàu tăng trưởng, có vai trò lan tỏa đến các vùng khác.

- Giải quyết tốt mối liên kết kinh tế, đóng vai trò là trung tâm kết nối giữa Hà Nội với vùng Tây Bắc. Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và các kết cấu hạ tầng khác để thực hiện các mối liên kết kinh tế này.

- Đẩy mạnh và phát triển đồng bộ, phù hợp và phát huy có hiệu quả kinh tế số. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Có kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc đầu tư, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế số và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có khả năng vận hành, sử dụng kinh tế số.

- Phát triển hệ thống doanh nghiệp đủ mạnh cả về số và chất lượng để tăng cường năng lực cạnh tranh đối với các ngành sản phẩm động lực. Đây được xác định là các hạt nhân tăng trưởng kinh tế, biến các nhiệm vụ ở trên thành hiện thực.

- Tạo sự lan tỏa tích cực các thành quả của phát triển kinh tế đến nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường sống của người dân và được bảo đảm bằng nền an ninh, quốc phòng vững mạnh. Cần có sự phân phối hợp lý các kết quả kinh tế cho các mục tiêu phát triển con người, an sinh xã hội, giảm thiểu chênh lệch mức sống giữa đô thị - nông thôn, giữa các dân tộc trong Tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2003, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo 2 hành lang kinh tế gồm:

- Hành lang kinh tế Đông – Tây (gắn với QL.6 và CT.03): Phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây tỉnh Hòa Bình là một bộ phận của hành lang kinh tế Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên.

- Hành lang kinh tế phía Đông (gắn với đường Hồ Chí Minh và CT.02): Phát triển hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Hòa Bình gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc CT.02 qua Lương Sơn (giáp Thủ đô Hà Nội) - Lạc Thủy - Yên Thủy - Lạc Sơn (giáp tỉnh Thanh Hóa).

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó với ngành dịch vụ, phát triển nhanh, đa dạng, bền vững các loại hình dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10% và chiếm tỷ trọng khoảng 34% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ưu tiên xây dựng sân gôn và bất động sản gắn với sân gôn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phát triển dịch vụ, du lịch. Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chú trọng công tác tổ chức các sự kiện du lịch và các hoạt động liên kết để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu; củng cố, phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Hòa Bình và Lương Sơn; phát triển vận tải đa phương thức, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hình thành thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, gắn với quy hoạch mạng lưới các khu đô thị, khu dân cư mới và phát triển "ngôi nhà thứ hai".

Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Tích cực nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình có nội dung thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030; từ đó mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ quy hoạch.

Quán triệt, triển khai kịp thời chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trạng trại, quản lý rừng bền vững.

Quy hoạch 2 đô thị, lập quy hoạch xây dựng 8 vùng huyện

Quy hoạch 02 đô thị gồm thành phố Hòa Bình và thị xã Lương Sơn, lập quy hoạch xây dựng 08 vùng huyện gồm Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn và Lạc Thủy.

1. Thành phố Hoà Bình

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II; là hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô.

2. Thị xã Lương Sơn

Phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III, trong đó có 08 đơn vị hành chính cấp phường và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

3. Vùng huyện Cao Phong

Là vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng về nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch.

4. Vùng huyện Kim Bôi

Ưu tiên phát triển du lịch với tiềm năng thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên nước khoáng thiên nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp.

5. Vùng huyện Đà Bắc

Là vùng động lực phát triển du lịch sinh thái cấp quốc gia, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất xanh và bảo tồn thiên nhiên, vùng cung cấp nguyên liệu gỗ, vùng giao thương quan trọng trên hành lang đường CT.03.

6. Vùng huyện Mai Châu

Phát triển thương mại - dịch vụ, nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh, bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc Thái và dân tộc Mông, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, với biến đổi khí hậu.

7. Vùng huyện Tân Lạc

Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

8. Vùng huyện Yên Thuỷ

Là vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp gắn với du lịch, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường CT.02, QL.12B.

9. Vùng huyện Lạc Sơn

Phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo tập trung, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, chữa bệnh… gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình.

10. Vùng huyện Lạc Thuỷ

Phát triển công nghiệp đa ngành, chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu; du lịch lịch sử, văn hóa; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Hòa Bình Mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Hòa Bình

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cho rằng, để phát ...