Thông tư số 107/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2021, lần đầu tiên mở ra cơ chế cho phép Kho bạc Nhà nước tham gia mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp.

Để cập nhật tiến độ triển khai cơ chế giao dịch mới trên, Kho bạc Nhà nước vừa phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến với các ngân hàng thương mại nhằm thông báo về kế hoạch thực hiện giao dịch của Kho bạc Nhà nước, cũng như giới thiệu về Hệ thống giao dịch công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với giao dịch của Kho bạc Nhà nước.

Sắp có “tay to” xuất hiện trên thị trường trái phiếu Chính phủ
Hệ thống giao dịch công cụ nợ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ phục vụ cho giao dịch mua trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước trên thị trường thứ cấp

Bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, sau khi Thông tư số 107/2020/TT-BTC được ban hành, Kho bạc Nhà nước đã tích cực phối hợp với các đơn vị chuẩn bị các điều kiện pháp lý như: xây dựng quy trình nội bộ của Kho bạc Nhà nước, Hợp đồng khung giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ với các ngân hàng thương mại, Thỏa thuận 3 bên giữa Kho bạc Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam về phối hợp triển khai nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước. Cùng với đó, Kho bạc Nhà nước đã chuẩn bị điều kiện hạ tầng kỹ thuật để có thể thực hiện giao dịch trong thời gian sớm nhất.

Theo cập nhật của Kho bạc Nhà nước, đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, khi Kho bạc Nhà nước đã ban hành Quy trình nội bộ hướng dẫn nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, đã ký kết Hợp đồng khung với các ngân hàng thương mại và ký kết Thỏa thuận 3 bên giữa Kho bạc Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

“Đối với Kho bạc Nhà nước, đây là nghiệp vụ mới, lần đầu tiên Kho bạc Nhà nước triển khai, nên rất cần sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý và các thành viên thị trường...”, bà Trần Thị Huệ cho hay.

Thời gian tới, Kho bạc Nhà nước cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam là các cơ quan quản lý, vận hành hệ thống giao dịch và thanh toán, cũng như sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại để giúp Kho bạc Nhà nước triển khai thành công nghiệp vụ mới này.

Theo quy định tại Thông tư số 107/2020/TT-BTC, trái phiếu Chính phủ được Kho bạc Nhà nước chấp nhận mua lại là trái phiếu đang được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, có kỳ hạn còn lại tối đa không quá 1 năm; thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và được phép chuyển nhượng…

Việc lần đầu tiên Kho bạc Nhà nước sắp tham gia giao dịch trên thị trường trái phiếu Chính phủ vừa gia tăng nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường, vừa mang lại kỳ vọng sẽ giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường…/.

IFC tìm kiếm cơ hội tham gia thị trường trái phiếu xanh Việt Nam IFC tìm kiếm cơ hội tham gia thị trường trái phiếu xanh Việt Nam

- Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, IFC đang tìm kiếm các cơ hội ...

Dòng vốn đổ vào các thị trường trái phiếu đang phục hồi Dòng vốn đổ vào các thị trường trái phiếu đang phục hồi

- Tới cuối năm 2020, các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực Đông Á mới nổi đã tăng lên tới ...