Tầm nhìn chiến lược phát triển đến 2050: “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt"
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng. Ảnh minh họa |
Phát triển mạnh về kinh tế biển, tỷ trọng chiếm trên 55% tổng sản phẩm nội tỉnh
Tầm nhìn chiến lược phát triển: “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”; đến năm 2050 Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng; phát triển mạnh về kinh tế biển, với khu kinh tế ven biển hiện đại, kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh, chiếm trên 55% tổng sản phẩm nội tỉnh, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 65%; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao so với các địa phương khác trong cả nước, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía Nam tỉnh tạo tiền đề cơ sở hình thành Khu kinh tế ven biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu đặc biệt là nguồn tài nguyên nước cần được đảm bảo nhu cầu sử dụng, điều hòa, phân phối hợp lý đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10 -11%/năm
Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10 -11%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 200 triệu đồng. Tỷ trọng GRDP của khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 53 - 54%; khu vực dịch vụ khoảng 34 - 35%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 12 - 13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 2 - 3%. Phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP vào năm 2030.
Dân số tăng bình quân khoảng 1,89%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75 - 80%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%. Chỉ số phát triển con người (HDI) bằng mức trung bình cả nước.
Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55 - 56%; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và các công trình văn hóa cấp đô thị.
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) giảm bình quân 1,5- 2%/năm và đến năm 2030 còn dưới 1,5%.
Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP của tỉnh
Về phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Ninh Thuận, đáp ứng các chỉ tiêu đối với từng đô thị trong tỉnh; phát triển hệ thống cảng biển Ninh Thuận, gồm khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ là cảng tổng hợp quốc gia, đóng vai trò đầu mối khu vực với chức năng bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng container, hàng lỏng/khí.
Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10 -11%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 200 triệu đồng. Tỷ trọng GRDP của khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 53 - 54%; khu vực dịch vụ khoảng 34 - 35%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 12 - 13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 2 - 3%. Phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP vào năm 2030. |
Theo phương hướng phát triển, phấn đấu đến năm 2030 năng lượng, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP của tỉnh, giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong toàn tỉnh. Tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, thủy điện tích năng, nguồn năng lượng mới (hydro, thủy triều, sinh khối,…).
Du lịch đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh
Đến năm 2030, du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh.
Du lịch Ninh Thuận trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao so với khu vực và cả nước. Phát triển theo hướng "Bền vững – Chất lượng cao - Độc đáo"; vừa phát triển du lịch truyền thống, vừa tạo dựng các loại hình mới, độc đáo về khí hậu, khám phá sáng tạo là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao đối với các khu vực trong nước và quốc tế; khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch hiện có và biến những hạn chế thành tiềm năng du lịch khác biệt; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ.
Đến năm 2030 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị GRDP toàn tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 7-8% GRDP của tỉnh...
Ninh Thuận sở hữu tuyến đường ven biển dài hơn 100 km từ Bình Tiên đến Cà Ná, nối liền Khánh Hòa với Ninh Thuận và Bình Thuận. Cùng với đó là Vườn quốc gia núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển thế giới được Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Vườn Quốc gia này có hệ sinh thái rừng lùn khô hạn độc nhất Đông Nam Á, nơi có những công viên, bờ đá muôn hình độc đáo, khác lạ, và những bãi cát để rùa lên đẻ trứng hằng năm.
Đặc biệt, Ninh Thuận là nơi có những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, là: Bình Tiên, Vĩnh Hy và Bình Sơn Ninh Chữ, là nơi có vùng nước trồi hiếm hoi trên thế giới. Ninh Thuận cùng là vùng đất hội tụ nền văn hóa đặc sắc lâu đời, với những cánh đồng nho quanh năm trĩu quả, khí hậu nắng ấm, trong lành quanh năm.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có các khu Resort, tổ hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, như: Bình Tiên, Vĩnh Hy, Long Thuận Hoàn Mỹ, Sailing Bay Ninh Chữ… Nhiều khu đô thị mới được hình thành tạo không gian, diện mạo mới cho thành phố Phan Rang-Tháp Chàm của Ninh Thuận. Với những tiềm năng, lợi thế mang giá trị khác biệt, Ninh Thuận là nơi có thể xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng khác biệt, đẳng cấp, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao. Theo mục tiêu đề ra, Ninh Thuận sẽ xây dựng ít nhất 12 sản phẩm du lịch đặc thù và trở thành một trong ba đỉnh của Tam giác vàng du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) - Đà Lạt (Lâm Đồng) - Phan Rang (Ninh Thuận), và trở thành một trong 7 vùng trọng điểm du lịch quốc gia./.
Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 31/08/2018 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ ... |
Bình luận