Chăm Pa: Vương quốc cổ trên mảnh đất miền Trung

Chiêm Thành từng là vương quốc phát triển rực rỡ ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay

Nhắc đến lịch sử vùng đất thuộc Trung bộ của Việt Nam, người ta chưa bao giờ quên vương quốc Chiêm Thành đã phát triển rực rỡ ở nơi đây đến mức nào. Đây là vương quốc vô cùng nổi tiếng nhưng chỉ tồn tại trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693.

Trước năm 958, sử sách Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Chiêm Thành vào đầu thế kỷ 11 có 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (Quảng Nam, Đà Nẵng nay), Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định nay), Kathra (Phú Yên, Khánh Hòa nay) và Pandurâng (Ninh Thuận, Bình Thuận nay).

Vương triều Chăm Pa trải qua 9 vương triều. Sơ lược về lịch sử Chăm Pa, vào năm 875, sử Việt Nam gọi Chăm Pa là Chiêm Thành Quốc.

Vương quốc Chăm Pa ban đầu được gọi là vương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192, sau cuộc khởi nghĩa của người dân với nhà Hán. Các nhà lịch sử học xác định Chăm Pa được hình thành vào năm thứ 4 Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa xảy ra. Người Chăm rất tiếp thu văn hóa của Ấn Độ, và họ còn có bảng chữ cái hoàn chỉnh cho tiếng nói của người Chăm.

Được biết vị vua đầu tiên của vương quốc này có tên là Bhadravarman, cai trị 12 năm (349- 361). Vị vua này đã xây dựng ngồi đền thờ nổi tiếng mang phong cách của Ấn Độ và có cái tên là Bhadresvara, một sự kết hợp hoàn hảo giữa tên ông và tên vị thần nổi tiếng trong Ấn Độ giáo, Shiva.

Tháp Bà Ponagar: Dấu tích Chiêm Thành trên vùng đất Nha Trang xưa

Tháp Bà Ponagar nổi tiếng với kiến trúc cổ

Riêng tại Nha Trang, kiến trúc của người Chăm còn được nhiều người biết tới qua Tháp Bà Ponagar. Đây là một thắng cảnh quan trọng, độc đáo, nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Tháp Bà là một kiến trúc tôn giáo độc đáo do người Chăm xây dựng lên. Tháp Bà nằm ở phía Bắc thành phố Nha Trang cách 4,5 km. Tháp Bà hiện nay nằm trên núi Cù Lao nằm cạnh cửa sông lớn đổ ra biển Đông.

Tháp Bà được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 8, mặt tiền có ba tầng và đều hướng ra biển Đông. Tháp được xây dựng từ rất lâu rồi nên cổng tháp ở tầng dưới đã bị phá hủy qua nhiều năm và đã được tu sửa lại, từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng trên.

Kiến trúc độc đáo của người Chăm tại tháp Bà

Hai tháp còn lại, du khách sẽ được chứng kiến những cột cổ làm bằng gạch cao một thước và những đền thờ, tượng những thần nổi tiếng. Những cái cột này được xây dựng theo phong cách cũ của người Ấn Độ. Dựa vào cấu trúc của tháp, người ta có thể đoán được tháp này rất rộng và được xây bằng mái ngói, dùng cho khách hành hương nghỉ ngơi và sắm sửa lễ vật.

Tháp Bà là chứng tích lịch Sử nổi tiếng của người Chăm Pa ở vùng đất Nha Trang. Chiêm Thành là vương quốc tự lập từ rất sớm, xây dựng lên nền văn minh phát triển rực rỡ. Chăm Pa rất tin vào tôn giáo, thờ cúng thần linh, đó cũng là lý do họ xây dựng lên tháp Bà để thờ những vị thần che chở họ.