Tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu hướng giảm
Báo cáo tóm tắt Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và đánh giá thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia 2016-2020 của Chính phủ do Bộ Tài chính soạn thảo cho biết, thu ngân sách nhà nước thực hiện 9 tháng năm 2019 đạt 77,5% dự toán, mức cao nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Ước cả năm 2019, thu ngân sách nhà nước vượt 3,3% (khoảng 46.000 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước vượt từ 8 - 11 ngàn tỷ đồng và là năm thứ 2 liên tiếp vượt dự toán.
Ước cả năm 2019, thu ngân sách nhà nước vượt 3,3%
Ngoài ra, tổng thu trong 5 năm 2016 - 2020 ước đạt kế hoạch 6,8 triệu tỷ đồng, tỷ lệ huy động thu vào ngân sách nhà nước đạt 24,4% GDP, vượt kế hoạch 23,5% GDP. Cơ cấu thu chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng từ mức bình quân của giai đoạn 2011-2015 là 68% thỡ giai đoạn 2016 - 2018 là 80,5% và lên mức 82% năm 2019, 83,8% năm 2020. Con số thực hiện phấn đấu đạt 84%. Trong khi thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ mức bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 là 30%; giai đoạn 2016 - 2018 là 19%, năm 2019 là 17,7% và năm 2020 là 16,1%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận định, việc đáng lo ngại khi tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu hướng giảm, trong đó năm 2020 dự kiến là 19,4% GDP (kế hoạch giai đoạn 2016-2020 khoảng 21% GDP), chủ yếu do đóng góp từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh.
Trong khi triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo kế hoạch 5 năm gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đó đi vào ổn định, khó đạt mức tăng trưởng cao.
Hơn nữa, việc chậm triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo kế hoạch 5 năm cũng khiến việc thực hiện mục tiêu thu nội địa bình quân cả giai đoạn khoảng 84%-85% gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc giao dự toán thu của 3 khu vực kinh tế thường cao hơn khả năng thực hiện, đồng thời trong những năm qua, đóng góp thu của một số doanh nghiệp lớn, như: thuốc lá, rượu bia, thép… tăng trưởng chậm, nên điều hành gặp khó.
Cơ quan tài chính cũng cho hay, tuy điều hành thu ngân sách trung ương có bước chuyển biến tích cực, vượt dự toán trong một số năm gần đây, nhưng tỷ trọng thu cả giai đoạn chỉ chiếm khoảng 55%-56%, chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, chủ yếu do tỷ trọng thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là những khoản thu cân đối 100% ngân sách trung ương sụt giảm nhanh.
Đặc biệt, còn hiện tượng thất thu, trốn thuế; quản lý thu từ tiền đất, tài sản cụng còn bất cập./.
Bình luận