Việt Nam là cứ điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn Fast Retailing (Uniqlo)
Chia sẻ tại Tọa đàm giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong các ngành dệt may, nông sản và thực phẩm chế biến với kênh phân phối, thu mua quốc tế do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, đại diện Tập đoàn Fast Retailing (chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo) cho biết đối với Tập đoàn, Việt Nam là một trong các cơ sở sản xuất chủ yếu và Tập đoàn mong muốn tiếp tục nỗ lực để phát triển hơn nữa, nhằm đảm bảo Việt Nam trở thành một cơ sở vững chắc, then chốt trong sản xuất các sản phẩm dệt may, nâng cao chuỗi cung ứng [end-to-end].
Cụ thể, để sản xuất mặt hàng may mặc, việc chỉ chú trọng vào sản xuất sau cùng đã không còn thích hợp, Tập đoàn cần có sự hợp tác giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, để có thêm nhiều nhà máy nguyên liệu, phụ trợ nội địa. Nếu nền tảng đầu vào trong quá trình sản xuất vững chắc hơn, Tập đoàn có thể phát triển nhiều cải tiến cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam, qua đó, Fast Retailing có thể tăng cường sự hiện diện hơn nữa tại Việt Nam thông qua hợp tác với các nhà máy đối tác. Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực sản xuất đầu vào là một trong những yếu tố cơ bản để tăng sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam xét trên khía cạnh về giá cả và chất lượng.
Việt Nam là một trong các cứ điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của thương hiệu thời trang Uniqlo |
Fast Retailing đặt ra nhiều ưu tiên về thu mua cho thị trường Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng và thiết yếu trong chiến lược của Tập đoàn.
Tập đoàn đưa ra một loạt các chính sách để theo dõi và đánh giá các đối tác sản xuất. Cụ thể, Tập đoàn có bộ phận UNIQLO Global Quality and Safety Standard (Chất Lượng Toàn Cầu và Tiêu Chuẩn An Toàn của UNIQLO) để đảm bảo chất lượng và tính an toàn cho các sản phẩm. UNIQLO Quality Assurance Committee (Ủy Ban đảm bảo chất lượng UNIQLO) được điều hành bởi các nhân sự phụ trách mảng sản xuất, xác định các tiêu chuẩn với các tiêu chí nghiêm ngặt hơn so với các yêu cầu của nước/vùng quốc gia sở tại mà công ty có hoạt động kinh doanh.
Phòng sản xuất làm việc với các nhà máy đối tác để đảm bảo các tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các sản phẩm của công ty. Tập đoàn lựa chọn đối tác dựa trên các tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng thông qua việc giám sát thường xuyên và kiểm toán hệ thống để đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất và tại nơi làm việc.
Đối với quá trình thẩm tra nhà máy đối tác mới, Fast Retailing tiến hành hoạt động này trước khi hợp tác kinh doanh. Quy trình này đảm bảo các đối tác tiềm năng tuân thủ với Bộ Quy Tắc về Đối Tác Sản Xuất. Tập đoàn chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh với các đối tác được xác nhận đã đáp ứng các tiêu chuẩn.
Đại diện Tập đoàn cũng nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, Fast Retailing cho rằng, việc phát triển con người để duy trì việc năng cao năng lực sản xuất đầu vào là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong sản xuất, xét đến các khía cạnh về giá và chất lượng./.
Bình luận