Một điểm đáng chú ý trong khảo sát BCI lần này là khảo sát đã đề cập tới các câu hỏi tìm hiểu mức độ nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp về các Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, cùng phản hồi của họ về những thay đổi này. Kết quả là, 3 nhóm phản hồi lớn nhất và chiếm tỷ lệ ngang nhau.

Trong đó, 21% số doanh nghiệp phản hồi, chia sẻ rằng, doanh nghiệp nắm bắt được và tin tưởng rằng những thay đổi trên sẽ đem lại lợi ích chung cho hoạt động kinh doanh của họ; Doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi trên nhưng cho rằng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ; Doanh nghiệp không có thông tin gì về sự thay đổi trên.

Có 20% doanh nghiệp phản hồi rằng, họ biết có thay đổi, nhưng không rõ những thay đổi đó cụ thể là gì.

Chỉ có 9% doanh nghiệp phản hồi, họ biết có thay đổi trên, nhưng nhận định rằng, sẽ không đem lại lợi ích cho họ và có 6% doanh nghiệp nhận định rằng thay đổi đó sẽ gây trở ngại cho việc kinh doanh của họ.

Điều đáng chú ý là, 41% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rằng, họ không nắm bắt một cách rõ ràng, chi tiết về luật mới và 21% hoàn toàn không có thông tin liên quan.

Đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, thì so với quý trước, số lượng doanh nghiệp phản hồi tích cực về tình hình kinh doanh hiện tại đã giảm. Số lượng phản hồi “tốt” giảm từ 52% ở quý trước xuống còn 45% quý này. Số lượng phan hồi “trung bình” gần như không thay đổi với 31%. 2% doanh nghiệp phản hồi đánh giá “Rất xấu”, khảo sát ở quý trước không có đánh giá này.

Song, điều đáng mừng là số lượng phản hồi “Rất tốt” cũng tăng đến mức 11%.

Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, có tới 63% doanh nghiệp sẽ "ổn định và cải thiện", tăng so với quý trước (59%). Tỷ lệ doanh nghiệp phản hồi “không thay đổi” tăng từ 20% đến 25%. Sự suy giảm đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp phản hồi "Tiếp tục suy thoái" đã giảm từ 21% còn 12%.

Tỷ lệ lạm phát được dự đoán sẽ giảm. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ từ 5,78% xuống còn 5,25% trong 6 tháng tới.

Và, 65% doanh nghiệp tin rằng lạm phát sẽ tác động nhẹ đến tình hình kinh doanh của họ; 17% quan ngại tác động đáng kể. 1% cho rằng lạm phát đe dọa doanh nghiệp của họ. Chỉ có 7% phản hồi nhận định lạm phát không có tác động đến hoạt động kinh doanh.

Số lượng doanh nghiệp chia sẻ, họ dự định sẽ tăng số lượng nhân viên chiếm tỷ lệ lớn nhất, vẫn không thay đổi ở mức 48%. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai, 32% doanh nghiệp chia sẻ họ dự định giữ nguyên số lượng nhân viên ở mức hiện tại.

Điều này cũng đúng đối với kết quả khảo sát về kế hoạch đầu tư trung hạn, khi mà nhóm doanh nghiệp phản hồi, họ đang xem xét việc gia tăng đầu tư tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 41%. Tiếp theo là nhóm lớn thứ hai, gồm 35% doanh nghiệp dự định "duy trì mức độ đầu tư hiện tại”. Phần lớn doanh nghiệp mong đợi số lượng đơn hàng/doanh thu tăng nhẹ (lượng phản hồi tăng từ 56% lên 60%) . 14% phản hồi họ mong đợi "gia tăng đáng kể" hoặc “duy trì” mức hiện tại.
Một triển vọng tổng quan tích cực vào môi trường kinh doanh trong tương lai. Phần lớn doanh nghiệp phản hồi tiếp tục nhận định triển vọng kinh doanh của họ là "tích cực", tuy nhiên đã giảm từ 62% trong quý trước còn 57%. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là các doanh nghiệp phản hồi “triển vọng trung bình”, tăng từ 28% quý trước lên 30%. Còn lại là các phản hồi “rất tốt” và “tốt”.

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong việc áp dụng Luật Xuất Nhập cảnh mới, 49% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ không/chưa gặp khó khăn gì cho đến nay, 39% báo cáo rằng họ gặp khó khăn và 12% cho rằng luật này không áp dụng cho doanh nghiệp của họ.

Khi được hỏi “Thủ tục cấp/gia hạn thị thực phù hợp, thẻ tạm trú có đủ rõ ràng cho doanh nghiệp và bộ phận nhân sự ”, 56% doanh nghiệp phản hồi rằng, họ luôn cần hướng dẫn rõ ràng từ cơ quan chức năng và công ty dịch vụ trong quy trình thủ tục; 44% chia sẻ rằng quy trình thủ tục mới này rõ ràng và họ có thể áp dụng.

Khi khảo sát yêu doanh nghiệp mô tả về việc áp dụng Luật Xuất Nhập cảnh mới. 73% doanh nghiệp mô tả "khó khăn” và hy vọng sẽ có thủ tục và tiêu chí rõ ràng hơn. 24% doanh nghiệp phản hồi rằng quy trình thủ tục không rõ ràng và khác nhau ở các tỉnh.

Đặc biệt, có 20% nhận định, rất khó để áp dung vì luật mới này không tương thích với luật Lao động và các thông tư, nghị định liên quan. 9% cho biết, thời gian xử lý từ bước nộp hồ sơ không có vấn đề là hợp lý và coi đây là điều đáng khích lệ. 4% nhận thấy quá trình rõ ràng và dễ thực hiện hơn so với luật Xuất Nhập cảnh ở các nước khác./.