RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6.

Còn TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Cả hai hiệp định có quy mô gần tương đương. Các nước thành viên TPP chiếm 32% GDP của thế giới và 26% thương mại toàn cầu trong khi các nước RCEP chiếm 24% GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu.

Mỹ là động lực chính của TPP, trong đó đáng chú ý là TPP không bao gồm Trung Quốc, trong khi RCEP do ASEAN lãnh đạo với sự hỗ trợ tích cực của Trung Quốc, không bao gồm Mỹ.

Thời hạn ban đầu để hoàn tất TPP là cuối năm 2013 đã trôi qua và chính quyền Tổng thống Obama đã đưa ra một cam kết mới đạt được hiệp định này vào cuối năm nay. Thời hạn quy định kết thúc đàm phán RCEP là vào cuối năm 2015.

RCEP bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, trong đó chủ yếu là một bộ phức hợp những quy tắc xuất xứ RoOs đơn giản và tự do hơn, một phần là do sự khác biệt lớn nữa về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các bên tham gia và tầm quan trọng của thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực, mà không gây phân biệt đối xử (ví dụ như dịch vụ khách hàng tốt hơn).

Ngược lại, TPP hướng tới đề ra những tiêu chuẩn của “nước phát triển” mà các nước muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, ví dụ tự do hóa 100% thương mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm dịch vụ và đầu tư (tương tự như nguyên tắc và mục tiêu chỉ đạo đàm phán của RCEP), mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động.

Tự do hóa thương mại toàn khu vực trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hưởng lợi từ tự do hóa hàng hóa dù không có tự do hóa dịch vụ riêng vì luôn có một tỷ lệ lớn dịch vụ luôn trong hàng hóa giao thương qua biên giới, được thể hiện qua số liệu giá trị gia tăng gần đây cho thấy đã đạt mức cao hơn nhiều so với quan niệm trước đây, dựa trên thống kê thương mại thông thường.

Bảng: So sánh giữa RCEP và TPP

RCEP

TPP

Đặc điểm chung

- Cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư

- Cam kết mở rộng

Khởi động từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2015

Khởi động từ năm 2010 và có thể kết thúc vào 6 tháng đầu 2015

ASEAN là động lực/hạt nhân thúc đẩy

Đứng đầu là Hoa Kỳ

Nhằm mục đích hình thành một hiệp định sâu sắc hơn các FTAs ASEAN + 1 và hỗ trợ hợp tác vì sự phát triển công bằng

Hướng tới thành lập một hiệp định FTA thế kỷ 21 giải quyết những vấn đề mới (tiêu chuẩn lao động và môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.)

Không phải là “gói cam kết tổng thể” (Lớp 1: thương mại hàng hóa; Lớp 2: thương mại dịch vụ và đầu tư; Lớp 3: di chuyển thể nhân, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ)

Phải là “tiếp cận trọn gói”

Nguồn: Võ Trí Thành (2014)

Tập trung vào RCEP, thành công hiệp định phụ thuộc vào khối ASEAN sử dụng hiệp định này để duy trì áp lực lên cải cách kinh tế trong nước của các nước thành viên (đặc biệt đối với mục tiêu năm 2015 về Cộng đồng Kinh tế ASEAN được xem là bổ sung cho RCEP); mong muốn tiếp tục là trọng tâm của quan hệ đối tác kinh tế khu vực không ngừng phát triển; và các chi tiết cụ thể như có một biểu cam kết đối với tất cả các nước thành viên ASEAN (như khả năng áp dụng phương pháp “gói cam kết tổng thể” được hình thành bởi một tập hợp các hiệp định liên quan, đơn giản hơn về thiết kế, với các định dạng khác nhau và có thể đạt được tại các thời điểm khác nhau phù hợp với quá trình hội nhập không ngừng của khu vực (theo Gupta 2014).

Việt Nam cùng với Brunei, Malaysia và Singapore đều là thành viên ASEAN tham gia các hiệp định khu vực với Úc, Nhật Bản và New Zealand, nên có thể chia sẻ ưu đãi chéo với những nước không phải thành viên RCEP và TPP như một cách tiếp cận của tự do hóa.

Trong số các đối tác ngoài ASEAN, Úc và New Zealand được RCEP dành cho cơ hội vượt ra ngoài những kết quả có thể đạt được qua đường song phương.

Đối với Trung Quốc, RCEP không chỉ tiếp tục gây áp lực lên các quá trình cải cách mà còn gắn kết chặt chẽ những quá trình này với một khu vực rộng. Ấn Độ không đủ điều kiện để trở thành một thành viên của TPP nên RCEP là cuộc chơi khu vực chính của Ấn Độ, tương tự như vậy với Trung Quốc, mặc dù có những khó khăn khi chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của TTP so tới RCEP (ví dụ TPP bao gồm các khía cạnh lao động).

Động cơ chính của Nhật Bản là sử dụng RCEP để đạt được những cải cách lớn hơn trong nước.

Đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, RCEP trở thành là một diễn đàn dễ dàng hơn đàm phán FTA riêng giữa ba nước này./.