Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc cải thiện về minh bạch tài khóa. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2016, Việt Nam ngày càng tăng cường công khai tài khóa phù hợp với sự quan tâm và nhu cầu mạnh mẽ của các bên liên quan. Qua các cuộc khảo sát của các tổ chức quốc tế, Bộ Tài chính đã được các tổ chức thế giới ghi nhận với những tiến bộ đạt được trong việc truyền đạt thông tin tài khóa, tuy nhiên thực tế còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện sự minh bạch tài khóa. Tác giả Nguyễn Minh Tuấn với bài "Minh bạch tài khóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" sẽ đưa ra một số khuyến nghị với công tác này.

Những năm gần đây, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những đổi mới căn bản, thể hiện rõ tính chủ động, dẫn dắt thị trường và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các thể chế tài chính, tài khóa, tiền tệ chưa thật vững mạnh, thể hiện ở thực trạng hệ thống ngân hàng, tình hình thu - chi ngân sách cũng như tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng trung ương. Vì vậy, việc Việt Nam tiếp tục cải tổ các thể chế này là rất cần thiết. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh sẽ trình bày thực trạng điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2016 qua bài "Về công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước".

Trong lộ trình hội nhập WTO, Chính phủ đã cam kết với quốc tế về việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó có việc hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực Kế toán phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Để thực hiện cam kết, từ năm 2001 cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực. Bài viết "Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đăng Huy sẽ cho biết chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện tiếp những nội dung gì nữa trong Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS)?

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh và mở cửa, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn cần rất nhiều nỗ lực để tự đưa mình tiến tới các chuẩn mực quốc tế và mở rộng thị phần dịch vụ ra thị trường các nước phát triển. Thực hiện quản trị theo chuẩn Basel II là điều tất yếu của quá trình hội nhập. Tác giả Nguyễn Đại Lai với bài "Thực trạng áp dụng Basel II tại Việt Nam và một số giải pháp" sẽ chỉ rõ những vướng mắc nào đang cản trở việc hội đủ tư cách an toàn và quản trị rủi ro chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Những nỗ lực cải cách thể chế thời gian qua, nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, số lượng doanh nghiệp được thành lập và lượng vốn được huy động vào đầu tư sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Tuy vậy, chỉ số “Môi trường kinh doanh” của Việt Nam vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Tác giả Nguyễn Thanh Trọng và Phạm Thị Lý sẽ nêu lên thực trạng môi trường kinh doanh và đưa ra giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp trong tình hình hiện nay trong bài "Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển doanh nghiệp".

Cùng với một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có các bài viết khác về các lĩnh vực: ngân hàng, thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động... sẽ đem đến cho bạn đọc nguồn tài liệu tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

+++ Thư chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

+++ Báo chí Cách mạng Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ mới, thách thức mới

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Tuấn: Minh bạch tài khóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Nguyễn Thị Vân Anh: Về công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Nguyễn Đăng Huy: Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đại Lai: Thực trạng áp dụng Basel II tại Việt Nam và một số giải pháp

Nguyễn Thanh Trọng, Phạm Thị Lý: Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển doanh nghiệp

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trương Văn Khánh, Vy Đình Lộc: Về hoạt động mua lại và sáp nhập của ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian qua

Nguyễn Hà Bảo Ngọc: Một số giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hà Thị Kim Dung, Nguyễn Thúy Quỳnh: Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Nguyễn Chung Thủy, Nguyễn Thị Ngân: Khắc phục một số hạn chế trong công tác chống chuyển giá và giải pháp

Lê Tuấn Lộc: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với Hàn Quốc trong tình hình hiện nay

Hoàng Thị Thu Thủy: Đổi mới quan hệ lao động trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế

Nguyễn Đức Trọng, Lê Hiếu Học: Giải pháp phát triển liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam

Trần Thị Thanh Xuân: Cải thiện, nâng cao chỉ số “gia nhập thị trường” cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Phạm Hồng Ngân: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Việt Nam

Nguyễn Đức Quân: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông tin di động Mobifone trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Bùi Khánh Linh, Nguyễn Hồng Minh: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lê Hồng Giang: Kinh nghiệm thành công của các khu kinh tế trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Dìu Đức Hà: Kinh nghiệm thực thi chính sách tài khóa của một số nước châu Á

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đặng Thị Thu Giang: Công nghiệp Hà Nội: Cần một cuộc tái cơ cấu thực sự

Nguyễn Hồng Nhung: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Sơn La

Nguyễn Anh Quân: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình

Đoàn Quang Thắng: Để phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững

Trần Quyết Chiến: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Ngô Việt Hương: Bàn tiếp về giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Thanh Hóa

Trịnh Hà Hoàng Linh: Tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Trần Thị Hoàng Mai: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế Nghệ An

Trần Thị Thanh Hường: Giải pháp phát triển mạnh ngành du lịch tỉnh Nghệ An

Nguyễn Hữu Phúc: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế biển ở tỉnh Kiên Giang

Nguyễn Trọng Minh: Phát triển du lịch văn hóa Đồng Tháp

Đỗ Văn Khê, Trần Thị Kim Hoàng: Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Lê Thị Thúy Kiều, Bùi Văn Trịnh: Xây dựng nông thôn mới tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Chim Sư

CHUYÊN TRANG VĨNH PHÚC

+++ Vĩnh Phúc đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư để phát triển bền vững

CHUYÊN TRANG ĐỒNG NAI

Đinh Quốc Thái: Phấn đấu đưa kinh tế Đồng Nai phát triển nhanh và bền vững

Cao Tiến Dũng: Đồng Nai - Vùng đất lành của các nhà đầu tư

CHUYÊN TRANG BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thanh Trúc: Bình Dương đang vươn lên mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội

--------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

92nd ANNIVERSARY OF THE VIETNAM REVOLUTIONARY PRESS DAY

+++ Congratulatory letter on Vietnam Revolutionary Press Day

+++ Vietnam Revolutionary Press before the Industrial Revolution 4.0: New opportunities, new challenges

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Tuan: Vietnam fiscal transparency in the context of integration

Nguyen Thi Van Anh: Management in monetary policy of the State Bank

Nguyen Dang Huy: Completing Vietnamese Accounting Standards

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dai Lai: Application of Basel 2 in Vietnam and some solutions

Nguyen Thanh Trong, Pham Thi Ly: To improve the business environment for enterprise development

RESEARCH - DISCUSSION

Truong Van Khanh, Vy Dinh Loc: Regarding M&A activities of joint stock commercial banks in recent years

Nguyen Ha Bao Ngoc: Some schemes to reduce bad debts at BIDV

Ha Thi Kim Dung, Nguyen Thuy Quynh: Assessing the potential of life insurance market in Vietnam

Nguyen Chung Thuy, Nguyen Thi Ngan: To overcome some limitations in anti transfer pricing

Le Tuan Loc: To boost trade relations between Vietnam and Korea in the current situation

Hoang Thi Thu Thuy: Renovating labor relations in the new context of international integration

Nguyen Duc Trong, Le Hieu Hoc: To develop the link between universities and enterprises in Vietnam

Tran Thi Thanh Xuan: Improving and raising index “entering the market” for the Northern mountainous provinces

Pham Hong Ngan: Conservation and promotion of Vietnamese cultural heritages

Nguyen Duc Quan: Solutions to improve business efficiency of Mobifone mobile information services in Thua Thien Hue

Bui Khanh Linh, Nguyen Hong Minh: Research on the corporate social responsibility of Muong Thanh Hotel Group

WORLD OUTLOOK

Le Hong Giang: Successful experiences of global economic zones and suggestions for Vietnam

Diu Duc Ha: Experience of fiscal policy implementation in some Asian countries

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dang Thi Thu Giang: Ha Noi’s industry: The need for real restructuring

Nguyen Hong Nhung: The situation of attracting FDI inro Son La province

Nguyen Anh Quan: Improving the quality of vocational training for Hoa Binh-based rural workers

Doan Quang Thang: To develop the industry of Vinh Phuc province towards a sustainable way

Tran Quyet Chien: Improving the efficiency of agricultural land use in Phu Tho province

Ngo Viet Huong: More discussion about solutions to develop sea tourism in Thanh Hoa province

Trinh Ha Hoang Linh: Economic development potential in Thanh Hoa the coastal region

Tran Thi Hoang Mai: Strengthen FDI to develop Nghe An economy

Tran Thi Thanh Huong: Solutions to develop tourism in Nghe An province

Nguyen Huu Phuc: Situation and solutions for marine economic development in Kien Giang province

Nguyen Trong Minh: Development of cultural tourism in Dong Thap

Do Van Khe, Tran Thi Kim Hoang: Improving the efficiency of public investment management in Tra Vinh province

Le Thi Thuy Kieu, Bui Van Trinh: New rural construction in Huu Thanh commune, Tra On district, Vinh Long

THE WANDERING MIND

Chau Chang: The bird that professes

SPECIAL PAGES ABOUT VINH PHUC

+++ Vinh Phuc pushed further to attract investment for sustainable development

SPECIAL PAGES ABOUT DONG NAI

Dinh Quoc Thai: Striving for a fast and sustainable development of Dong Nai’s economy

Cao Tien Dung: Dong Nai - A wonderful land of investors

SPECIAL PAGES ABOUT BINH DUONG

Nguyen Thanh Truc: Binh Duong is rising strongly in socio-economic development