Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (868)
|
Năm 2024 đánh dấu 60 năm thành lập Viện Chiến lược phát triển (09/3/1964- 09/3/2024). Nhân dịp kỷ niệm ý nghĩa này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo về chặng đường đã qua, định hướng phát triển của Viện Chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Năm 2024 đánh dấu Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỷ niệm 60 năm thành lập (09/3/1964 - 09/3/2024). Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từng giai đoạn tuy mang tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển của cả nước, các vùng lãnh thổ, các địa phương, một số ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hằng năm. Trong số này, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đăng bài viết của ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển về quá trình hình thành và phát triển của Viện.
Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, Đảng ta đánh giá: “Chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam… có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi bật”. Tuy vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã viết: do sức ép về tăng trưởng kinh tế, nên nhiều ngành, nhiều địa phương ít quan tâm đến phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bài viết “Tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới”, của tác giả Ngô Thắng Lợi đi sâu đánh giá, phát hiện ra những thành quả mang tính đồng thuận và những dấu hiệu tác động không tích cực của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh (từ năm 1990) đến các khía cạnh cụ thể của tiến bộ xã hội. Bài viết cũng tìm kiếm các nguyên nhân sâu xa của tính không đồng thuận đó, từ đó đề xuất khuyến nghị thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế bao trùm (inclusive development) để củng cố quan điểm gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển khá cao của đất nước đến năm 2030 và 2045.
Trong bối cảnh phát triển mới, thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa” quan trọng đối với Việt Nam. Bước vào năm 2024, năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam càng phải quyết liệt hơn với cải cách thể chế kinh tế, để tăng tốc phục hồi tăng trưởng. Bài viết “Kinh tế Việt Nam năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng”, của tác giả Trần Thị Hồng Minh trên cơ sở nêu bật bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước giai đoạn 2024-2026, từ đó đưa ra các yêu cầu cải cách trong năm 2024.
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là khu vực phát triển kinh tế năng động, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có hệ thống đô thị phát triển và nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH), đây là những cản trở đối với sự phát triển bền vững của Vùng. Thông qua bài viết “Giải pháp khắc phục những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ”, tác giả Nguyễn Lệ Thủy đánh giá những thách thức về môi trường và BĐKH khi lập quy hoạch Vùng và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Việc thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại đến việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển bền vững bởi giữa kinh tế, xã hội và môi trường đều có vai trò cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của nước ta cho thấy, trong 5 chỉ tiêu, thì có 4 chỉ tiêu nước ta sẽ đạt được, trong đó phần lớn các chỉ tiêu sẽ vượt kế hoạch. Bước sang giai đoạn 5 năm 2026-2030, để thực hiện các chỉ tiêu này ở mức độ cao hơn sẽ gặp phải những vấn đề không nhỏ và cần có những giải pháp hiệu quả và sự nỗ lực thực hiện của toàn xã hội. Bài viết “Bàn về khả năng hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Văn Thuật và Các cộng Sự sẽ làm rõ hơn những nội dung trên.
Luật Quy hoạch được ban hành vào tháng 11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Trải qua 5 năm đi vào thực hiện, Luật đã và đang có một tác động rất rộng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng, và các địa phương. Thông qua bài viết “Luật Quy hoạch có hiệu lực: 5 năm nhìn lại”, tác giả Nguyễn Hoàng Hà đánh giá tổng quan kết quả thực hiện Luật Quy hoạch kể từ khi luật có hiệu lực, những mặt được và chưa được và từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Luật trong thời gian tới.
Trong những năm qua, Việt Nam đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo trên các vùng, miền của đất nước. Nhiều chương trình, dự án, công trình kết cấu hạ tầng được tập trung thực hiện, đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác, vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư. Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể. Các công trình kết cấu hạ tầng đã từng bước đồng bộ và hiện đại, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ xã hội, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Mặc dù vậy, so với nhu cầu phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng vẫn còn là điểm nghẽn, cản trở sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều mặt hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả kết nối và chất lượng chưa cao. Bài viết “Đột phá phát triển kết cấu hạ tầng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2030”, của nhóm tác giả Lê Anh Tuấn, Phạm Thị Hà đánh giá những khó khăn, hạn chế, cũng như đề xuất một số giải pháp phát triển đột phá hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030.
Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
+++ Viện Chiến lược phát triển cần tiếp tục duy trì vị thế là cơ quan nghiên cứu chiến lược và quy hoạch hàng đầu của đất nước
Trần Hồng Quang: Viện Chiến lược phát triển Hành trình 60 năm xây dựng và phát triển
CHIẾN LƯỢC - CHÍNH SÁCH
Ngô Thắng Lợi: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới
Trần Thị Hồng Minh: Kinh tế Việt Nam năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng
Nguyễn Lệ Thủy: Giải pháp khắc phục những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ
Nguyễn Văn Thuật và Các Cộng Sự: Bàn về khả năng hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Việt Nam
Nguyễn Hoàng Hà: Luật Quy hoạch có hiệu lực: 5 năm nhìn lại
Lê Anh Tuấn, Phạm Thị Hà: Đột phá phát triển kết cấu hạ tầng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2030
Phạm Mạnh Thùy: Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện đột phá phát triển nguồn nhân lực trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
Lê Anh Đức, Nguyễn Việt Dũng: Phát triển bền vững vùng trong bối cảnh mở rộng không gian phát triển mới
Đặng Huyền Linh, Đoàn Thị Thùy Dương: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong các ngành dịch vụ - Bằng chứng định lượng từ phân tích bằng các Bảng đầu vào - đầu ra
Phan Thị Minh Hiền, Trịnh Quỳnh Hương: Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong tiến trình phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trần Vũ Mạnh: Phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Tiềm năng và thách thức
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trần Anh Tuấn: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đinh Thị Thanh Long: Nâng cao chất lượng thu hút FDI trong bối cảnh mới
Lê Trọng Nghĩa: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam
Lương Thị Hoa: Thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2015-2022
Phan Hồng Hạnh: Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng: Thực trạng và giải pháp
Hà Quang Đào: Điều hành chính sách tài chính quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững: Thành công và một số vấn đề đặt ra
Nguyễn Thị Hòa: Đầu tư của các định chế tài chính quốc tế vào nền kinh tế Việt Nam thông qua các ngân hàng trong nước: Thực trạng và khuyến nghị giải pháp
Nguyễn Thị Thu Trang: Thực trạng phát triển công nghệ thanh toán (Paytech) tại Việt Nam và khuyến nghị giải pháp
Đỗ Thị Thu: Chuyển đổi năng lượng xanh ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa: Đầu tư của các định chế tài chính quốc tế vào nền kinh tế Việt Nam thông qua các ngân hàng trong nước: Thực trạng và khuyến nghị giải pháp
Huỳnh Thị Thanh Trúc: Tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết
Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam
Nguyễn Thị Thắm: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam
Nguyễn Văn Trúc: Chuyển đổi số và sản xuất thông minh: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
Đỗ Cao Trí: Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Trần Thị Thanh Xuân, Lê Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Thị Thơm: Đánh giá Logistics 5.0 so với Logistics 4.0
Bùi Thị Hoàng Lan: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics ở Việt Nam
Nguyễn Văn Điền: Một số giải pháp để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam hiện nay
Đào Đình Minh: Quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với Vương quốc Anh dưới góc độ lợi thế so sánh
Nguyễn Thị Phương Lý: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới
Võ Tá Tri: Giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
Nguyễn Cương, Nguyễn Huyền Minh, Vũ Như Hoàng Phú: Ảnh hưởng của hoạt động định hướng thị trường xuất khẩu đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam
Bùi Duy Linh, Trần Thị Ngọc Anh: Tác động của tỷ giá EUR/VND đến hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2019-2022
Lê Quốc Cường: Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường
Trần Thế Sao: Thị trường M&A lĩnh vực ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Nguyễn Thế Anh: Giải pháp phát triển bền vững tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Lê Thị Minh, Nguyễn Đoan Trang: Chuỗi cung ứng ngành điện tử và khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam
Lê Thị Minh, Nguyễn Đoan Trang: Chuỗi cung ứng ngành điện tử và khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam
Nguyễn Thị Hạnh, Trần Huy Thế: Chuyển đổi số của các DNNVV tại Việt Nam trong bối cảnh tác động bởi đại dịch Covid-19
Trần Quang Quý: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp quân đội
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Võ Ngọc Tuyên: Khát vọng mới đưa Đắk Lắk xứng tầm Trung tâm Vùng Tây Nguyên với không gian “Sinh thái, Bản sắc và Kết nối sáng tạo”
Phạm Minh Tâm, Trương Thanh Vũ: Quy hoạch tỉnh An Giang: Xác định tư duy và vị thế phát triển mới cho Tỉnh
Dương Văn Ngoảnh, Trương Thanh Vũ: Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng: Định hướng tầm nhìn chiến lược, kiến tạo không gian phát triển mới cho Tỉnh
Trương Thanh Vũ, Ngô Kiều Quyên: Quy hoạch tỉnh Kiên Giang: Mở ra không gian phát triển và định hình các giá trị mới cho tỉnh
Nguyễn Thị Thùy Hương: Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu xanh trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam
Trần Thị Thu Hà: Xu hướng luật hóa thẩm định chuỗi cung ứng toàn cầu và hàm ý đối với Việt Nam
Ma Xuân Khánh: Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số doanh nghiệp và gợi ý cho Việt Nam
Đỗ Huy Hà, Nguyễn Đức Long, Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Hải Biên, Nguyễn Xuân Thúy: Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp bền vững ở TP. Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Vũ Hùng, Trần Minh Anh, Hồ Thị Hồng, Đỗ Thanh Hà: Thúc đẩy đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội TP. Hải Phòng thời gian tới
Ngyễn Thị Ai Liên, Nguyễn Thị Hương Giang: Đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp
Vũ Văn Viện: Du lịch MICE tại Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp
Trần Thị Mỹ Linh: Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau thành ngành kinh tế mũi nhọn
Đậu Trọng Chương, Đỗ Văn Hai, Nguyễn Quang Tạo, Phạm Duyên Minh: Giảm nghèo bền vững ở tỉnh Nghệ An: Thực trạng và giải pháp
IN THIS ISSUE
CELEBRATION OF THE 60TH ANNIVERSARY OF THE ESTABLISHMENT OF THE VIETNAM INSTITUTE FOR DEVELOPMENT STRATEGIES
The Vietnam Institute for Development Strategies needs to continue maintaing its position as the country’s leading strategy and planning research agency
Trần Hồng Quang: The Vietnam Institute for Development Strategies: A journey of 60-year of construction and development
STRATEGY - POLICY
Ngo Thang Loi: The impact of economic growth on social progress in Vietnam over 30 years of innovation
Tran Thi Hong Minh: Vietnam’s economy in 2024: Reforms to accelerate growth recovery
Nguyen Le Thuy: Solutions to overcome the challenges on the environment and climate change in planning for the Southeast region
Nguyen Van Thuat et al.: Discussing the possibility of completing environmental targets in Vietnam’s 5-year socio-economic development plan for 2021-2025
Nguyen Hoang Ha: Planning Law taking effect: looking back for 5 years
Le Anh Tuan, Pham Thi Ha: Breakthrough in infrastructure development to realize development goals by 2030
Pham Manh Thuy: Some basic solutions to implement breakthroughs in human resource development in the 10-year Socio-Economic Development Strategy for 2021-2030
Le Anh Duc, Nguyen Viet Dung: Sustainable regional development in the landscape of expanding new development space
Dang Huyen Linh, Doan Thi Thuy Duong: Application of information and communication technology (ICT) in service industries - Quantitative evidence from Input - Output Table analysis
Phan Thi Minh Hien, Trinh Quynh Huong: The quality of Vietnam’s human resources in the development progress of the Fourth Industrial Revolution
Tran Vu Manh: Developing the semiconductor industry in Vietnam: Potential and challenges
RESEARCH - DISCUSSION
Tran Anh Tuan: Promoting aggregate demand for Vietnam’s economic growth
Tran Khac Ninh: Research on the impact of public investment on Vietnam’s economic growth
Truong Quy Hao: Average credit growth rate - Another perspective on the relationship between credit and economic growth
Do The Duong: Some solutions for integrating digital economy and green economy in Vietnam’s sustainable development
Dinh Thi Thanh Long: Improving the quality of FDI attraction in the new landscape
Le Trong Nghia: Attracting green foreign direct investment from the European Union into Vietnam
Luong Thi Hoa: Current situation of green credit activities at Vietnamese commercial banks in the period 2015-2022
Phan Hong Hanh: Digital transformation in the banking sector: Current situation and solutions
Ha Quang Dao: Managing national financial policy, promoting sustainable economic growth: Success and some issues raised
Nguyen Thi Hoa: International financial institutions’ investment into the Vietnamese economy through domestic banks: Current situation and recommended solutions
Nguyen Thi Thu Trang: Current situation of Paytech development in Vietnam and recommended solutions
Do Thi Thu: Green energy transition in Vietnam
Huynh Thi Thanh Truc: The impact of liquidity on return on equity ratio: The case of listed commercial banks
Nguyen Thi Thanh Nhan: Solutions to promote digital transformation in Vietnamese businesses.
Dinh Thi Tham: Solutions to promote digital transformation in the accounting field in Vietnam
Nguyen Van Truc: Digital transformation and smart manufacturing: Opportunities and challenges for Vietnamese businesses
Do Cao Tri: Digital transformation in businesses in Vietnam
Tran Thi Thanh Xuan, Le Thi Minh Hoa, Nguyen Van Tinh, Nguyen Thi Thom: Evaluating Logistics 5.0 in comparison to Logistics 4.0
Bui Thi Hoang Lan: Current status and solutions to promote digital transformation in the logistics industry in Vietnam
Nguyen Van Dien: Some solutions to develop smart cities in Vietnam today
Dao Dinh Minh: Vietnam’s trade in goods relationship with the UK from the perspective of comparative advantage
Nguyen Thi Phuong Ly: Solutions to promote Vietnam’s exports in the new landscape
Vo Ta Tri: Solutions to overcome difficulties to promote the export of Vietnamese agricultural products
Nguyen Cuong, Nguyen Huyen Minh, Vu Nhu Hoang Phu: The impact of export market orientation activities on export efficiency of Vietnamese rice enterprises
Bui Duy Linh, Tran Thi Ngoc Anh: Impact of EUR/VND exchange rate on export activities between Vietnam and EU in the period 2019-2022
Le Quoc Cuong: Developing the seafood industry in a sustainable direction associated with environmental protection
Tran The Sao: M&A market in Vietnam’s banking sector: Current status and some recommendations
Nguyen The Anh: Sustainable development solutions for businesses listed on the Vietnam stock exchange
Le Thi Minh, Nguyen Doan Trang: Electronics industry supply chain and the participation ability of Vietnamese businesses
Nguyen Thi Hanh, Tran Huy The: Digital transformation of SMEs in Vietnam in the context of the impact of the Covid-19 pandemic
Tran Quang Quy: Some solutions to improve the competitiveness of military enterprises
PRACTICE - EXPERIENCE
Vo Ngoc Tuyen: New aspiration to make Dak Lak worthy of the Central Highlands Regional Center with the “Ecology, Identity and Creative Connection” space
Pham Minh Tam, Truong Thanh Vu: Planning for An Giang province: Determining new development mindset and position for the Province
Duong Van Ngoanh, Truong Thanh Vu: Planning for Soc Trang province: Orienting a strategic vision, creating a new development space for the Province
Truong Thanh Vu, Ngo Kieu Quyen: Planning for Kien Giang province: Opening up space for development and shaping new values for the province
Nguyen Thi Thuy Huong: Experience in developing the green bond market in the world and implications for Vietnam
Tran Thi Thu Ha: The trend of legalizing global supply chain due diligence and implications for Vietnam
Ma Xuan Khanh: International experience on business digital transformation and suggestions for Vietnam
Do Huy Ha, Nguyen Duc Long, Do Van Phuc, Nguyen Hai Bien, Nguyen Xuan Thuy: Production linkage along the value chain to develop sustainable agriculture in Hanoi city
Nguyen Thi Thu Ha, Pham Vu Hung, Tran Minh Anh, Ho Thi Hong, Do Thanh Ha: Promoting public investment, contributing to socio-economic growth of Hai Phong city in the coming time
Nguyen Thi Ai Lien, Nguyen Thi Huong Giang: Investment in economic development in Hung Yen province: Current situation and solutions
Vu Van Vien: MICE tourism in Quang Ninh: Current situation and solutions
Tran Thi My Linh: Developing tourism in Ca Mau province into a key economic sector
Dau Trong Chuong, Do Van Hai, Nguyen Quang Tao, Pham Duyen Minh: Sustainable poverty reduction in Nghe An province: Current situation and solutions
Bình luận