Nhu cầu nội địa của Việt Nam yếu hơn kỳ vọng

Theo dõi của HSBC cho thấy, lạm phát toàn phần tháng Hai thấp nhất kể từ tháng 11/2009 mặc dù tháng này có thời điểm Tết Nguyên Đán vốn trước giờ đều đẩy giá thực phẩm và một số mặt hàng cơ bản lên. Tuy nhiên, năm nay mọi việc lại rất khác. Ngoài chi tiêu vào thực phẩm và đi ăn ngoài, đa số người Việt Nam đã cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ dùng gia đình.

Con số CPI tháng này cũng thấp hơn dự báo của Bloomberg: 5,1%; HSBC: 5,1%, trước đây: 5,5%.

Xét theo tháng, lạm phát toàn phần đã tăng 0,5% so với tháng trước trong khi mức tăng của tháng Giêng là 0,7%.

Số liệu lạm phát tháng Hai yếu hơn dự báo đã cho thấy các hoạt động kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bới yếu tố lòng tin của người tiêu dùng. Số liệu của tháng 2 cho thấy, người tiêu dùng chỉ dành tiền tiêu vào những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm trong khi lại đang cắt giảm chi tiêu cho những mặt hàng gia dụng và may mặc.

Trong khi chỉ số GDP quý IV/2013 đã tăng từ mức 5,5% trong quý III lên 6,0% so với cùng kỳ năm ngoái, các điều kiện nội địa ở Việt Nam tiếp tục suy yếu do bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn vẫn treo lơ lửng và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ chậm chạp.

Đánh giá về hướng đầu tư, các chuyên gia của HSBC cho rằng, đầu tư mới trong ngành điện tử và sản xuất đã giúp bù đắp cho hoạt động đầu tư nội địa đang chậm dần. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vẫn không đủ để vượt qua tình hình kinh tế nội địa uể oải.

HSBC nhận định, sự thiếu hụt về sản lượng sẽ tiếp tục âm vào năm 2015 với nhân công lao động và vốn hoạt động dưới mức khả năng còn lâu hơn nữa. Lạm phát cơ bản, giá thực phẩm và toàn phần sẽ từ từ hội tụ làm giảm biến động giá cả.

Nhu cầu đối với lao động bán chuyên đang tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhưng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu. Với lượng lao động không chính thức tương đối lớn lớn (ước tính chiếm khoảng 23,5% tổng lực lượng lao động) và 82% người lao động không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng trước những cú sốc kinh tế.

Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng cẩn trọng của người Việt Nam trong thời điểm Tết Nguyên Đán vừa qua đi ngược lại với những gì đã diễn ra trong những năm trước khi mà thời điểm lễ lạt thông thường thúc đẩy chi tiêu cho quần áo và đồ gia dụng mới.

Với nhu cầu trong nước thấp, từ tháng 3-6/2014 sẽ có mặt bằng giá không thuận lợi. Điều này có nghĩa rằng khi giá mặt hàng thực phẩm hay chi phí vận chuyển tăng đáng kể có thể sẽ đẩy lạm phát toàn phần lên cao. Việc giá xăng tăng đã được thông báo sẽ thêm áp lực lạm phát nhưng thay đổi khá nhỏ chỉ ở xung quanh mức tăng 1%. Với những điều kiện trên, HSBC dự báo, CPI sẽ tăng nhẹ trong quý II/2014 do mặt bằng giá cả không thuận lợi và chi phí năng lượng có tiềm năng tăng cao hơn. Giá gạo vẫn ổn định nhờ vào nguồn cung từ Thái Lan làm giảm lạm phát giá thực phẩm do khí hậu lạnh ở miền Bắc và giá thịt heo tăng cao hơn.

Như cầu yếu hơn kỳ vọng và lạm phát thực phẩm chậm hơn do giá gạo ổn định đã khiến chúng tôi hạ dự báo lạm phát năm 2014 theo chiều hướng giảm còn còn 7,3%. Khi lạm phát giảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có cơ hội để giữ lãi suất OMO ổn định ở mức 5,5%.

Tốc độ cải cách khá chậm chạp đã không tạo lòng tin cho người tiêu dùng trong tương lai. Trong khi Chính phủ đã thành lập công ty quản lý nợ chịu trách nhiệm giải quyết cho những khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính, thì những cải cách then chốt nhằm khẳng định vai trò của NHNN để quản lý hệ thống tài chính lại bị trì hoãn.