4 kỹ năng đặt câu hỏi khiến người nghe tôn trọng bạn hơn
Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là vô cùng quan trọng
Đặt câu hỏi dựa trên mức độ thân thiết
Trước khi nói, đặc biệt là đặt câu hỏi thì bạn cần biết xác định mối quan hệ của mình và người trả lời để có những cách đặt câu hỏi cho chính xác. Giữa bạn và người đối diện hiện tại có mối quan hệ thân thiết hay chỉ ở mức xã giao? Bạn và người trả lời là mối quan hệ cấp trên – dưới hay đồng nghiệp?... Từ đó mà bạn có thể biết được mình có nên đặt câu hỏi cho người này hay không, biết đặt câu hỏi như thế nào cho đúng.
Bên cạnh đó, đặt câu hỏi cũng dựa trên mức độ thân thiết của mối quan hệ. Bạn hoàn toàn có thể đặt những câu hỏi về gia đình, tài chính hay cá nhân – những câu hỏi tương đối nhạy cảm, ít người hỏi khi mối quan hệ của bạn và người được hỏi trở nên thân mật. Xác định mức độ thân thiết của mối quan hệ cũng tránh cho bạn đặt ra những câu hỏi khiến bản thân rơi vào tình huống “khó đỡ”, “vô duyên”.
Cách lựa chọn từ ngữ khi hỏi
Tùy từng đối tượng hỏi mà cần phải biết cách chọn từ ngữ sao cho phù hợp. Đối với cấp trên thì những từ ngữ dân dã cần được lược bỏ. Đối với những người có tuổi tác cao hơn mình thì nên chọn từ ngữ kính cẩn,...Người tinh tế thường sẽ biết cách lựa chọn các trường từ vựng phù hợp với trường từ vựng với người được hỏi. Bạn nên tránh đưa vào các câu hỏi những từ ngữ mà không thuộc trường từ vựng của người đó.
Chọn từ ngữ trong câu hỏi rất quan trọng
Ví dụ như bạn đang nói chuyện với người nông dân thì không nên đưa các thuật ngữ khoa học vào. Nếu hỏi không khéo léo, nói chuyện dùng nhiều từ ngữ mà người đối diện không hiểu, không biết, không thuộc trường từ vựng và sự am hiểu của họ thì bạn sẽ dễ gây mất thiện cảm. Rất có thể bạn sẽ bị cho là kiêu căng, ngạo mạn.
Chú ý mục đích và thái độ
Mục đích
Hỏi không có mục đích thì đừng hỏi tốt hơn. Một câu hỏi được đưa ra có thể để bạn thu thập thông tin hoặc chỉ đơn giản là cách khuyến khích người được hỏi thể hiện. Nếu là người tinh tế, bạn sẽ biết cách dùng câu hỏi để khích lệ người được hỏi nói nhiều hơn về chính họ. Đó cũng là cách để bạn có được thiện cảm với người đó.
+ Đặt câu hỏi mở: Hỏi trực tiếp vào vấn đề, câu trả lời nhận được sẽ là “có” hoặc “không”.
+ Đặt câu hỏi đóng: Hỏi kiểu thăm dò để nhận được câu trả lời.
Bạn nên đặt nhiều câu hỏi mở thay vì đặt các câu hỏi đóng.
Thái độ
Chắc hẳn bạn đã từng nghe các MC hỏi và nói chuyện với khách mời trên các kênh truyền hình phải không? Vì họ là người có nhiệm vụ điều phối chương trình nên họ có thái độ rất cầu thị. Đó là một thái độ tốt để bạn học hỏi trong khi đặt câu hỏi. Khi bạn xác định được mục đích đặt câu hỏi là khuyến khích, cầu thị thì thái độ của bạn tự nhiên gợi được sự thiện cảm của người được hỏi hơn, người đó sẽ tôn trọng bạn hơn.
Chân thành lắng nghe câu trả lời
Hãy chân thành lắng nghe câu trả lời của người được hỏi
Sau khi đặt câu hỏi thì bạn cũng nên biết cách lắng nghe phần trả lời của người được hỏi. Lắng nghe một cách chân thành chính là cách tạo thiện cảm hữu hiệu nhất. Chính thái độ lắng nghe của bạn sẽ giúp bạn được người được hỏi tôn trọng lại.
Bình luận